Hotline: 0941068156

Thứ hai, 13/05/2024 03:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 13/05/2024

Đức muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi năng lượng

Thứ ba, 23/01/2024 19:01

TMO - Việt Nam là quốc gia đóng vai trò quan trọng tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, là nhân tố thiết yếu ở khu vực trong bối cảnh Châu Á Thái Bình Dương ngày càng có vị thế quan trọng trên toàn cầu. Do đó, Đức muốn Việt Nam phát triển kinh tế và đảm nhận nhiều trách nhiệm chính trị hơn nữa qua đó góp phần vào sự ổn định của khu vực.

Theo Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam Guido Hildner, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển ấn tượng trong những thập kỷ qua. Đức luôn đồng hành và hỗ trợ Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển đất nước. Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là lĩnh vực trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước. Năm 2023, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 11 tỷ USD. Hiện, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu với hơn 350 doanh nghiệp Đức hoạt động tại Việt Nam. Tính đến tháng 5/2023, Đức có 444 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,36 tỷ USD, đứng thứ 18/143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Hiện có khoảng 300 nghiên cứu sinh Việt Nam nhận học bổng nghiên cứu tại Đức và khoảng 7.500 sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường đại học của Đức. Hai nước cũng thúc đẩy hợp tác đào tạo nghề.

(Ảnh minh họa)

Trường đại học Việt - Đức, trường đại học công lập hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức hướng đến mô hình trường đại học xuất sắc không chỉ của Việt Nam mà có tầm nhìn lâu dài thành một trường đại học xuất sắc của khu vực. Ngoài ra, hai nước cũng tập trung phát triển các lĩnh vực hợp tác khác như năng lượng, môi trường và biến đổi khí hậu.....

Về dư địa hợp tác giữa hai nước Việt Nam – CHLB Đức, Đại sứ Guido Hildner cho biết, Đức mong muốn tiếp tục mở rộng sự hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế và chính trị. Đồng thời, coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”. Theo ông Guido Hildner, hai lĩnh vực hợp tác tiềm năng cho hai nước trong thời gian trước mắt. Một là chuyển đổi năng lượng. Đức muốn hỗ trợ Việt Nam hướng tới các nguồn năng lượng tái tạo và loại bỏ các nguồn năng lượng hóa thạch và than đá. CHLB Đức là một trong những quốc gia phát triển thiết lập quan hệ Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) với Việt Nam. Lĩnh vực thứ hai là tuyển dụng lao động Việt Nam có tay nghề cao cho Đức. Thị trường lao động Đức mang đến cơ hội việc làm hấp dẫn cho người Việt Nam.

Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống CHLB Đức Frank-Walter Steinmeier dẫn đầu đoàn cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.

Sáng 23/1, nhận lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Tổng thống CHLB Đức Frank-Walter Steinmeier đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam trong hai ngày 23 và 24/1. Tổng thống Frank-Walter Steinmeier dự lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, sau đó có cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ngày 24/1 sẽ hội kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Việt Nam và CHLB Đức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/9/1975 và đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược. Hai nước đã ký nhiều hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế như: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư; các hiệp định hàng hải, hàng không. Về thương mại, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu (chiếm gần 20% xuất khẩu của ta sang EU) và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu.

 

 

LÊ HÙNG

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline