Hotline: 0941068156
Thứ sáu, 24/01/2025 01:01
Thứ năm, 23/05/2024 08:05
TMO – Theo dự thảo, nhóm "Nông dân" gồm các chỉ tiêu: Dân số nông thôn; Tỷ lệ tăng dân số ở nông thôn; Lực lượng lao động nông thôn; Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn…
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Theo dự thảo, ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá về nông nghiệp, nông dân và nông thôn kèm theo Quyết định này. Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá về nông nghiệp, nông dân và nông thôn gồm: Danh mục chỉ tiêu về nông nghiệp, nông dân và nông thôn gồm mã số; nhóm, tên chỉ tiêu quy định tại Phụ lục I.
Theo đó, danh mục chỉ tiêu về nông nghiệp, nông dân và nông thôn có 3 nội dung gồm: 1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; 2. Nông dân; 3. Nông thôn. Cụ thể, Nhóm "Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản" có các chỉ tiêu: Diện tích đất nông nghiệp và Tỷ lệ đất nông nghiệp so với diện tích đất tự nhiên; số lao động có việc làm trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản và Tỷ trọng lao động có việc làm trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản so với tổng lao động có việc làm trong nền kinh tế; Số lượng hợp tác xã nông nghiệp; Doanh thu bình quân của tổ hợp tác nông nghiệp…
(Ảnh minh họa)
Nhóm "Nông dân" gồm các chỉ tiêu: Dân số nông thôn; Tỷ lệ tăng dân số ở nông thôn; Lực lượng lao động nông thôn; Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn… Nhóm "Nông thôn" gồm các chỉ tiêu: Số lượng làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận; Số lượng lao động thường xuyên trong làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận; Tỷ lệ đường giao thông xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; Thu nhập bình quân đầu người 01 tháng ở nông thôn…Cũng theo dự thảo trên, nội dung chỉ tiêu về nông nghiệp, nông dân và nông thôn gồm khái niệm, phương pháp tính; phân tổ chủ yếu; kỳ công bố; nguồn số liệu và cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp quy định tại Phụ lục II.
Thực trạng việc làm, thu nhập của lao động nông thôn
Theo Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2021 của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn khoảng 36,7 triệu người, chiếm gần 67% lực lượng lao động cả nước. Điều này tiếp tục tạo sức ép về nhu cầu đào tạo và giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn.
Báo cáo cũng cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của người di cư năm 2021 khoảng 9,8%, cao hơn khoảng 4,4 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung của lao động từ 15 tuổi trở lên, phần lớn tập trung ở lao động không qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật. Đặc biệt, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ sơ cấp trở lên tại khu vực nông thôn chỉ đạt 16%, thấp hơn nhiều so với khu vực thành thị. Đây là một thách thức lớn trong việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn. Trong khi đó, quy mô đào tạo các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp ở các cơ sở đào tạo ngày càng giảm mạnh. Lao động đã qua đào tạo, nhất là lao động chất lượng cao không muốn về nông thôn.
Thực trạng này xuất phát từ thực tế khách quan là khu vực nông thôn không có đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật để sử dụng người lao động có kỹ năng nghề cao. Trong khi đó, thu nhập từ lĩnh vực nông nghiệp còn thấp, giá cả sản phẩm nông nghiệp luôn trong tình trạng được mùa mất giá, trong khi đó các loại chi phí về vật tư, dịch vụ nông nghiệp khá đắt đỏ. Không những vậy, việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh trong nông nghiệp còn gặp khó khăn. Sự đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn còn ít dẫn đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn chưa đạt hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hiện đại và xây dựng nông thôn mới.
THIÊN LÝ
Bình luận