Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 16:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Đốt rơm rạ và chất thải phân tán tác động rất lớn đến chất lượng không khí

Thứ năm, 30/11/2023 20:11

TMO – Khu vực miền Bắc đang chịu tác động lớn của điều kiện khí tượng thời tiết kết hợp với các nguồn ô nhiễm từ các hoạt động dân sinh, giao thông vận tải, xây dựng, sản xuất công nghiệp, đốt ngoài trời, sử dụng than trong sinh hoạt và sản xuất nghề, chế biến nông sản và các hoạt động khác.

Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tại các đô thị khu vực phía Bắc, ô nhiễm không khí là một trong ba vấn đề môi trường nổi cộm cùng với chất thải rắn, nước thải. Tình trạng ô nhiễm không khí đã và đang xảy ra tại các đô thị lớn, đặc biệt là thành phố Hà Nội. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất là ô nhiễm bụi, đặc biệt là bụi mịn PM2.5, PM10. Mặc dù các ô nhiễm còn mang tính cục bộ tại một số khu vực và một số thời điểm nhất định theo quy luật bụi PM2.5 và chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức xấu hơn trong thời gian đêm và sáng sớm. Tuy nhiên, trên bình diện toàn quốc, nồng độ bụi PM2.5 tại khu vực miền Bắc có giá trị trung bình cao nhất cả nước.

Vấn nạn đốt rơm rạ, rác thải làm gia tăng ô nhiễm không khí. Ảnh: B.Hà

Nguyên nhân được xác định do miền Bắc chịu tác động lớn của điều kiện khí tượng thời tiết kết hợp với các nguồn ô nhiễm từ các hoạt động dân sinh, giao thông vận tải, xây dựng, sản xuất công nghiệp, đốt ngoài trời, sử dụng than trong sinh hoạt và sản xuất nghề, chế biến nông sản và các hoạt động khác. Kết quả theo dõi của Cục Kiểm soát ô nhiễm thông qua ảnh vệ tinh cho thấy, tình trạng đốt rơm rạ (từ các tỉnh phụ cận Hà Nội) và tình trạng đốt chất thải phân tán đã tác động rất lớn đến chất lượng không khí của Hà Nội nói riêng và các tỉnh miền Bắc nói chung, rất đáng báo động.

Trước đó, ngày 28/11, theo thông tin từ ứng dụng Air Visual (theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới ghi nhận chỉ số chất lượng không khí), chất lượng không khí (AQI) của Hà Nội sáng 28/11 ở ngưỡng 225 - ngưỡng rất xấu, có hại cho sức khỏe tất cả mọi người.

Cơ quan chức năng đã nhiều lần khuyến cáo người dân cần thường xuyên theo dõi chất lượng không khí để có biện pháp bảo vệ sức khỏe phù hợp. Các địa phương phải tăng cường kiểm soát nguồn thải, khuyến cáo người dân không đốt rơm rạ, rác, phụ phẩm nông nghiệp, tăng cường che chắn công trình xây dựng, thường xuyên phun rửa đường để giảm lượng bụi phát tán ra môi trường.

 

Phạm Dung

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline