Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 19/10/2024 01:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 19/10/2024

Đồng Tháp: Tập trung phát triển du lịch theo hướng thân thiện môi trường

Thứ năm, 02/03/2023 14:03

TMO – Trong năm 2023, tỉnh Đồng Tháp phấn đấu thu hút 3,8 triệu lượt khách du lịch, trong đó, có khoảng 50.000 khách quốc tế, tổng thu từ du lịch đạt 1.800 tỷ đồng.

Trong Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp năm 2023, Đồng Tháp xác định tập trung phát triển loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch trang trại, thân thiện với môi trường, gia tăng trải nghiệm cho khách; hình thành các tour, tuyến du lịch mới nội tỉnh, liên tỉnh; các mô hình kinh tế mới trong lĩnh vực du lịch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới.

Để thực hiện đạt các mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra nhiều giải pháp trọng tâm, trong đó đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển du lịch theo xu hướng mới, đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng tiếp cận ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số trong du lịch; tiếp tục phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng du lịch, nâng cao khả năng kết nối giao thông đến các khu di tích, điểm du lịch, khu vực động lực phát triển du lịch.

Bảo vệ cảnh quan, môi trường trong phát triển du lịch.

Khuyến khích đầu tư các bãi đỗ xe, bến tàu khách du lịch phục vụ khai thác loại hình du lịch đường thủy trên tuyến sông Mekong; phát triển hệ thống quầy hàng lưu niệm, sản phẩm OCOP Đồng Tháp tại các khu di tích, điểm du lịch, điểm dừng chân; nâng cấp các khu vệ sinh công cộng bảo đảm phục vụ khách du lịch; tập trung phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng cao, khác biệt, có giá trị gia tăng và tăng cường trải nghiệm cho khách dựa trên lợi thế về tài nguyên đặc trưng của từng địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Đồng Tháp.

Phát triển hệ thống sản phẩm có tính liên kết cao như: Sản phẩm du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng; du lịch nông nghiệp trong chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với sản phẩm OCOP kết hợp trải nghiệm làng nghề; du lịch văn hóa – lịch sử (Đình làng – Nhà cổ) kết hợp Lễ hội; du lịch chăm sóc sức khỏe; Nghiên cứu phát triển tuyến du lịch đường thủy kết nối các điểm du lịch sinh thái nông nghiệp, trải nghiệm làng nghề, chợ quê, văn hóa địa phương. Đặc biệt, quan tâm các dự án phát triển du lịch sinh thái gắn với chuỗi giá trị sản phẩm từ Sen, đưa hình ảnh hoa Sen và các sản phẩm từ Sen thực sự trở thành sản phẩm du lịch đặc thù của vùng đất Sen hồng.

UBND tỉnh Đồng Tháp cũng yêu cầu ngành Du lịch cần phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh; ứng dụng công nghệ số để kết nối nhằm hỗ trợ và tăng trải nghiệm cho khách du lịch; mở rộng năng lực cung cấp dịch vụ kết hợp giữa kênh thực và kênh số; sử dụng tối đa các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch. 

 

 

Bạch Trà

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline