Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/04/2025 12:04

Tin nóng

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

Thứ tư, 02/04/2025

Đồng Tháp nâng cao năng lực ứng phó, giảm thiệt hại do sạt lở bờ sông

Thứ hai, 31/03/2025 10:03

TMO - Những năm qua, sạt lở bờ sông diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đời sống, tài sản, tính mạng của nhân dân. Trước tình hình này, tỉnh Đồng Tháp chủ động triển khai các giải pháp, nhất là trong mùa mưa, lũ nhằm giảm nhẹ thiệt hại do sạt lở gây ra. 

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường Đồng Tháp, năm 2024, toàn tỉnh xảy ra 20 vụ sạt lở bờ sông Tiền, 8/12 huyện, thành phố xảy ra sạt lở, kéo dài hơn 15km. Gần 6.000 hộ dân bị ảnh hưởng, thiệt hại lên tới hơn 7,68 tỷ đồng.

Riêng huyện Thanh Bình, gần 8.000m2 đất bị sạt lở, trong đó, xã Tân Quới xảy ra 7 vụ liên tiếp, cuốn trôi 1.700m2 đất, phá hủy 1 căn nhà, đe dọa 31 hộ dân. Tại TP.Cao Lãnh, vụ sạt lở vào tháng 10/2024 đã khiến 2.000m2 đất biến mất. TP.Hồng Ngự ghi nhận 2 vụ sạt lở, làm sụp lún 210m bờ sông, ăn sâu vào đất liền từ 3 - 7m, ảnh hưởng đến giao thông đi lại của 20 hộ dân.

Tình hình sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Ảnh: BĐT. 

Tại huyện Châu Thành, năm 2024 trên địa bàn huyện xảy ra 22 vị trí sạt lở với chiều dài sạt lở tương đối nhỏ từ 10 - 90m, ước thiệt hại 4.760,5 triệu đồng. Các khu vực thường xảy ra sạt lở gồm: tuyến rạch Nha Mân - Tư Tải, Xẽo Mát - Cái Vồn; kênh Ba Càng. Sạt lở chủ yếu xảy ra ở các vị trí cũ. Điển hình như vụ sạt lở xảy ra ven bờ sông Tiền, thuộc ấp An Hòa, xã An Hiệp vào cuối tháng 7/2024 đã làm mất gần 6.000m2 đất trồng cây ăn trái, gây bất an cho người dân trên khu vực.

Theo UBND huyện Châu Thành, sạt lở, sụt lún bờ sông trên địa bàn huyện những năm gần đây diễn biến khá phức tạp, không chỉ xuất hiện ở các con sông lớn mà hiện nay sạt lở còn lấn sâu vào các kênh, rạch nhỏ. Có nhiều nguyên nhân chính gây ra sạt lở gồm: do mất đất sản xuất, nước lũ dâng cao, biên độ giữa mùa lũ và mùa cạn lớn gây áp lực lên đê bao; việc xây nhà, công trình trên bờ sông làm tăng tải trọng gây sạt lở; giao thông thủy, thiếu phù sa bồi đắp khiến bờ sông bị xói mòn nghiêm trọng... 

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Ứng phó Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp, từ năm 2005 - 2024, Đồng Tháp mất hơn 347ha đất ven sông do sạt lở, thiệt hại hơn 457 tỷ đồng, ngoài ra hơn 8.300 hộ dân phải di dời khẩn cấp do sạt lở bờ sông. 

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh: Nguyên nhân chính gây sạt lở là sự tác động của dòng chảy lên nền địa chất yếu, sự thay đổi dòng chảy cồn cát, cộng thêm biến đổi khí hậu và giảm phù sa từ thượng nguồn, đang khiến tình trạng sạt lở trầm trọng hơn. 

Trong những năm qua, chính quyền các địa phương đã tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác cát. Tuy nhiên, hoạt động khai thác cát lậu vẫn còn diễn ra dưới nhiều hình thức tinh vi. Một số đối tượng lợi dụng việc đào ao nuôi cá sát mép sông để khai thác cát trái phép vào ban đêm. Trong 2 tháng đầu năm 2025, Đồng Tháp đã phát hiện, xử lý 5 vụ, liên quan đến 17 đối tượng về hành vi khai thác cát trái phép. 

 Tỉnh Đồng Tháp bố trí nguồn lực để đầu tư xây dựng kè chống sạt lở. 

Để khắc phục tình trạng sạt lở, địa phương này đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng 36km kè chống sạt lở như: Kè sông Tiền tại xã Mỹ An Hưng B, Tân Mỹ (huyện Lấp Vò) bảo vệ hơn 500 hộ dân, 20 cơ sở sản xuất và tuyến đường huyết mạch ĐT.848; Dự án xử lý cấp bách sạt lở tại xã Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh) giúp đảm bảo an toàn cho hơn 400 hộ dân; Kè sông Hổ Cứ (TP Cao Lãnh), đã hoàn thành 3 giai đoạn với tổng chiều dài 6.400m.

Bên cạnh đó, tỉnh triển khai xây dựng 5 dự án bố trí ổn định dân cư tập trung, với quy mô 1.833 hộ dân, kinh phí hơn 574 tỷ đồng. Các công trình này vẫn trong giai đoạn thi công. Đồng Tháp đang thực hiện các biện pháp như mở rộng dòng chảy, duy trì hệ sinh thái tự nhiên, nạo vét bãi bồi hợp lý.

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục quy hoạch, đầu tư cụm dân cư tái định cư, huy động nguồn lực từ Chương trình mục tiêu Quốc gia để đẩy nhanh di dời hộ dân vùng nguy cơ cao. Đồng Tháp cũng tăng cường phối hợp giữa các cấp chính quyền, ngành chức năng và người dân trong phòng, chống, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, tìm kiếm các giải pháp công nghệ hiệu quả hơn.  

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Đồng Tháp, tình hình sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là trong mùa mưa, lũ như hiện nay. Trước tình hình này, các địa phương cần quan tâm tổ chức kiểm tra, rà soát các khu vực sạt lở bờ sông, theo dõi thường xuyên diễn biến những khu vực đã xảy ra sạt lở và khu vực có nguy cơ sạt lở cao.

Cùng với đó là tiến hành cắm biển cảnh báo, khoanh vùng sạt lở tại khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm; những khu vực dân cư, cơ sở hạ tầng quan trọng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở; thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình trạng sạt lở bờ sông để nhân dân nắm và chủ động phòng tránh. Về lâu dài, để ứng phó với sạt lở bờ sông, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã và đang xây dựng nhiều công trình kè với tổng kinh phí hàng nghìn tỷ đồng từ các nguồn vốn. 

Cùng với giải pháp công trình, Đồng Tháp còn áp dụng biện pháp phi công trình để phòng, chống sạt lở, khuyến khích người dân trồng các loại cây có khả năng giữ đất, bảo vệ bờ sông, kênh, rạch, nổi bật là cây bần. Đây là loài thực vật thân gỗ, sống và phát triển tốt trong môi trường ngập nước; bộ rễ của cây này phát triển, bám sâu vào bùn đất, hướng lên khỏi mặt nước, rễ mọc thành từng khóm quanh gốc.../.

 

 

Thu Trang 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline