Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 13:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Đồng Tháp khắc phục điểm sạt lở nghiêm trọng tại bờ sông Tiền

Thứ ba, 08/10/2024 07:10

TMO - Do ảnh hưởng mưa lớn, lũ lên nhanh kết hợp với triều cường nên đã xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng bờ sông Tiền (đoạn thuộc phường 11, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).

Theo Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp, trước đó ngày 4/10, tại khu vực Tổ 27, khóm 4 (Phường 11, thành phố Cao Lãnh) đã xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng với chiều dài ảnh hưởng khoảng 130m. Trong đó, đoạn sạt lở nghiêm trọng có chiều dài 80 m, ăn sâu vào đất liền từ 20 - 30m.

Vụ sạt lở không gây thiệt hại về người nhưng làm mất diện tích đất khoảng 2.000 m2, ảnh hưởng cuộc sống của 5 hộ dân với khoảng 20 nhân khẩu.  Nhiều người dân sống trong khu vực sạt lở khẳng định, từ trước đến nay, tại vị trí vừa xảy ra sạt lở không ghi nhận dấu hiệu gì để nhận biết bờ sông sắp bị sạt lở, nên khi vụ việc diễn ra khiến nhiều người bất ngờ.

Ông Nguyễn Hoài Ơn (phường 11, thành phố Cao Lãnh) có diện tích đất bị sạt lở cho biết: Tôi bị thiệt hại các chậu mai vàng có giá trị cao, một số cây ăn trái, cây trồng lâu năm tạo bóng mát. Lúc sạt lở, đất rơi xuống lòng sông 2 lần, tạo âm thanh rất lớn. Tôi chạy ra thì thấy cây cối đã bị chìm hết. Còn theo chị Phạm Thị Lan (ngụ phường 11, thành phố Cao Lãnh), phát hiện khu vực nhà lân cận bị sạt lở, sụt lún xuống sông Tiền, chị đã khẩn trương di dời tài sản, vật dụng. Trước mắt, gia đình chị đã đi ở tạm nơi khác để đảm bảo an toàn. Về lâu dài, chị và nhiều người dân trong khu vực mong muốn chính quyền và các đơn vị liên quan sớm triển khai xây dựng công trình kè bảo vệ, ngăn chặn sạt lở để mọi người an tâm sinh sống. 

Hiện trường vụ sạt lở. Ảnh: TN. 

Ngay sau khi sạt lở xảy ra, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp đã có mặt ở hiện trường, chỉ đạo các sở, ngành liên quan khắc phục tạm thời. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã phối hợp với UBND thành phố Cao Lãnh rà soát, kiểm tra cụ thể hiện trạng khu vực sạt lở và các khu vực lân cận; đồng thời, phối hợp với Viện Kỹ thuật biển đo đạc lòng dẫn khu vực sạt lở và diễn biến đường bờ khu vực sạt lở; triển khai phương án khắc phục tạm thời là trải vải địa kỹ thuật, thả đá rối tạo mái, hạn chế sạt lở tiếp diễn.

Ngoài ra, lực lượng tại chỗ của địa phương đã phối hợp với lực lượng Quân sự, Biên phòng hỗ trợ khắc phục, di dời tài sản của những hộ dân bị ảnh hưởng đến nơi an toàn. Lãnh đạo thành phố Cao Lãnh đã đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ (30 triệu đồng/hộ) cho những gia đinh bị ảnh hưởng bởi sạt lở.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, ngành chức năng đã cho rải vải địa kỹ thuật, thả đá rối tạo mái, hạn chế sạt lở phát sinh. Đến thời điểm hiện tại, ngành chức năng đã thả được khoảng 150m3 đá. Các lực lượng tại chỗ đã hỗ trợ đơn vị thi công thực hiện trải vải địa kỹ thuật. Sau khi thả đá, đơn vị thi công đã chỉ huy lực lượng thợ lặn kiểm tra, cơ bản khối lượng đá đã được lắp tại các hố sâu và dàn trải trong khu vực sạt lở, cơ bản khống chế, không để sạt lở phát sinh. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời.

Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với đơn vị liên quan rà soát, đề xuất UBND tỉnh giải pháp khắc phục nhằm ổn định lâu dài cho khu vực. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn UBND thành phố Cao Lãnh tổ chức tháo dỡ một phần hàng rào, hạ tải sân phía sau nhà của một hộ dân trong khu vực sạt lở; phân công các ngành trực tiếp theo dõi chặt chẽ diễn biến khu vực sạt lở và những khu vực lân cận nhằm đảm bảo an toàn, an ninh trật tự tại khu vực này.

Đồng Tháp triển khai các giải pháp nhằm khắc phục, hạn chế thiệt hại do sạt lở bờ sông. 

Đồng Tháp có mạng lưới sông, kênh, rạch chằng chịt, đặc biệt có 2 con sông lớn chảy qua là sông Tiền và sông Hậu. Người dân có tập quán xây dựng nhà ở và sinh sống ven sông, kênh, rạch. Những năm qua, tình hình sạt lở bờ sông diễn biến khá phức tạp, gây ảnh hưởng đời sống, tài sản, tính mạng của nhân dân. Trước tình hình này, tỉnh Đồng Tháp tích cực ứng phó, nhất là trong mùa mưa, lũ nhằm giảm nhẹ thiệt hại do sạt lở gây ra.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn xảy ra 6 vụ sạt lở sông Tiền với chiều dài 236m, diện tích sạt lở hơn 5.000m2. Ngoài ra, còn xảy ra sụt lún mái, chân kè chống xói lở bờ sông Tiền (đoạn thuộc ấp An Thạnh, xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò) với chiều dài 24m. Tình trạng sạt lở xảy ra nhiều hơn ở một số sông, kênh, rạch nội đồng, gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Trên địa bàn tỉnh xảy ra 28 vụ sạt lở nội đồng với chiều dài 915m, diện tích 3.672m2 làm ảnh hưởng trực tiếp đến 6 hộ dân. Ước tính tổng thiệt hại do sạt lở, sụt lún trong 9 tháng qua khoảng hơn 4,2 tỷ đồng.

Trước tình hình này, các địa phương cần quan tâm tổ chức kiểm tra, rà soát các khu vực sạt lở bờ sông, theo dõi thường xuyên diễn biến những khu vực đã xảy ra sạt lở và khu vực có nguy cơ sạt lở cao. Cùng với đó là tiến hành cắm biển cảnh báo, khoanh vùng sạt lở tại khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm; những khu vực dân cư, cơ sở hạ tầng quan trọng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở; thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình trạng sạt lở bờ sông để nhân dân nắm và chủ động phòng tránh.

Về lâu dài, để ứng phó với sạt lở bờ sông, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã và đang xây dựng nhiều công trình kè với tổng kinh phí hàng nghìn tỷ đồng từ các nguồn vốn. Nhiều công trình hoàn thành, phát huy tác dụng ngăn chặn sạt lở, bảo vệ bờ sông, đường giao thông, tài sản và tính mạng của nhân dân như: Kè phường 3 và 4, thành phố Sa Đéc; kè thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự; kè Hổ Cứ, xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh; kè chống xói lở bờ sông Tiền, thuộc xã Tân Mỹ và Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò…

Cùng với giải pháp công trình, Đồng Tháp còn áp dụng biện pháp phi công trình để phòng, chống sạt lở, khuyến khích người dân trồng các loại cây có khả năng giữ đất, bảo vệ bờ sông, kênh, rạch, nổi bật là cây bần. Đây là loài thực vật thân gỗ, sống và phát triển tốt trong môi trường ngập nước; bộ rễ của cây này phát triển, bám sâu vào bùn đất, hướng lên khỏi mặt nước, rễ mọc thành từng khóm quanh gốc. Để tăng khả năng bảo vệ bờ sông trước sạt lở, nhiều người dân kết hợp biện pháp trồng bần với nuôi thả lục bình - loài cây sống trên mặt nước.

 

Hạnh Nguyễn 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline