Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 13:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Đồng bộ các giải pháp triển khai xây dựng nông thôn mới

Thứ tư, 26/07/2023 11:07

TMO - Trong giai đoạn 2021-2023, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tuy nhiên các địa phương vẫn duy trì và tăng cường đầu tư nâng cấp, xây mới, phát triển các hạng mục hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tính đến nay, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 11,3% so với cuối năm 2020). Trong đó, có 100 xã khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi, 4 xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đạt chuẩn nông thôn mới; 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Bình quân cả nước đạt 16,9 tiêu chí/xã. Bên cạnh đó, cả nước có 263 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 90 đơn vị so cuối năm 2020 (chiếm khoảng 40,8% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước). Hiện tại đã có 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 7 địa phương so với cuối năm 2020), trong đó có 5 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Hệ thống đường giao thông liên thôn ở Lạng Sơn được đầu tư làm mới. 

Bộ NN&PTNT cho biết, trong giai đoạn 2021-2023, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tuy nhiên các địa phương vẫn duy trì và tăng cường đầu tư nâng cấp, xây mới, phát triển các hạng mục hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn. Hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện theo hướng đồng bộ, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, lĩnh vực giao thông, thủy lợi, điện, trường học, giáo dục, văn hóa, y tế, thương mại nông thôn được tập trung đầu tư nâng cao chất lượng, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Cụ thể, hiện nay đã có 6.670 xã (81,6%) đạt tiêu chí giao thông (tăng 3,4% so với cuối năm 2020). So với mục tiêu đến năm 2025 có 98% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 2 về giao thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, trong 3 năm còn lại (2023-2025) đòi hỏi cần tập trung nguồn lực rất lớn từ các nguồn để hoàn thành mục tiêu, nhất là ở vùng Trung du miền núi phía Bắc (mới có 56,8% số xã đạt tiêu chí giao thông).

Bên cạnh đó, đã có 7.950 xã (97,2%) đạt tiêu chí thủy lợi và phòng, chống thiên tai (tăng 1,3% so với cuối năm 2020). So với mục tiêu đến năm 2025 có 98% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 3 về thủy lợi và phòng chống thiên tai theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, kết quả đạt được đến nay đã gần đạt được mục tiêu. Cùng với đó, đã có 7.735 xã (94,6%) đạt tiêu chí điện (tăng 1,1% so với cuối năm 2020). So với mục tiêu đến năm 2025 có 98% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 4 về điện theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, kết quả đạt được đến nay đã gần đạt mục tiêu. Một số địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển mạng lưới điện đến các thôn, bản vùng sâu, vùng xa cần được sự quan tâm hỗ trợ của ngành điện để đạt mục tiêu của tiêu chí nông thôn mới.

Đời sống người dân vùng nông thôn không ngừng được nâng cao.

Mặt khác, đã có 6.791 xã (83,1%) đạt tiêu chí về trường học (tăng 5,9% so với cuối năm 2020). So với mục tiêu đến năm 2025 có 90% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 về trường học theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới. Trong thời gian tới cần tập trung đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất trường học ở những địa bàn có kết quả thấp, nhất là vùng Trung du miền núi phía Bắc và một số địa phương vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, đã có 7.813 xã (95,5%) đạt tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (tăng 1,6% so với cuối năm 2020). So với mục tiêu đến năm 2025 có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới thì khả năng hoàn thành là khả thi.

Bộ NN&PTNT cho biết, đến năm 2025, phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và không còn xã dưới 15 tiêu chí. Tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu đối với các xã, huyện, tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020. Đồng thời, phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Trong đó, ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới,…

Trong thời gian tớ, Bộ NN&PTNT cho biết sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, thống nhất nhận thức cho cán bộ và người dân về thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”, đặc biệt là, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, tạo sự lan tỏa rộng lớn trong cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp, đặc biệt cán bộ cơ sở về phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi trường, chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới; phát triển du lịch nông thôn, phát triển sản phẩm OCOP gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế, bảo tồn các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Cùng với đó, tiếp tục triển khai các giải pháp huy động tối đa các nguồn lực thực hiện Chương trình. Quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được giao đảm bảo hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật.../.

 

 

 

LÝ LAN

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline