Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 17:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Đồng bằng sông Hồng: Chưa phát huy được lợi thế và tiềm năng

Thứ sáu, 21/07/2023 18:07

TMO có nhiều lợi thế và tiềm năng. Tuy nhiên, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bằng sông Hồng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, vị trí; các địa phương phát triển không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào vốn và lao động. Các ngành sản xuất với công nghệ hiện đại chiếm tỉ lệ thấp. Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước ở một số địa phương chưa bền vững. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu. Hạ tầng giao thông thiếu kết nối. Hạ tầng du lịch còn yếu. Liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp.

Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố trực, chiếm 6,42% diện tích (21.278 km2), dân số 23,22 triệu người (chiếm 23,65% dân số cả nước). Vùng có trình độ phát triển kinh tế thứ hai trên cả nước, sau vùng Đông Nam Bộ. Giai đoạn 2005-2020, tăng trưởng kinh tế của vùng đạt 7,94%/năm, năm 2020, chiếm 29,4% GRDP cả nước, thu nhập bình quân gấp 1,3 lần bình quân cả nước, tỉ lệ đô thị hóa trên 41%, trên 99% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Vùng là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo; là cửa ngõ phía bắc của đất nước và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc; là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa quốc tế; là vùng đất rất màu mỡ và giàu tiềm năng phát triển.

Thủ đô Hà Nội, hạt nhân phát triển vùng; trung tâm về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ; có bề dày phát triển hàng nghìn năm gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hệ sinh thái giao thông cơ bản đầy đủ, hệ thống giao thông kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải (đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng không và cảng biển) kết nối với 4 tuyến hành lang kinh tế liên vùng và quốc tế; là điểm trung chuyển hàng hóa cho các tỉnh phía bắc.Vùng biển có diện tích lớn, có tiềm năng phát triển mạnh các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và dịch vụ. Đây cũng là vùng đất "địa linh nhân kiệt", có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc với nền văn hóa sông Hồng, văn minh lúa nước; có 3 di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới, 5 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh, 52 di tích quốc gia đặc biệt...

(Ảnh minh họa) 

Tuy nhiên, kinh tế-xã hội vùng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, vị trí; các địa phương phát triển không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào vốn và lao động. Các ngành sản xuất với công nghệ hiện đại chiếm tỉ lệ thấp. Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước ở một số địa phương chưa bền vững. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu. Hạ tầng giao thông thiếu kết nối. Hạ tầng du lịch còn yếu. Liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp. Chưa hình thành các cụm liên kết ngành, các vùng sản xuất nông sản tập trung…

Phát biểu trong hội nghị lần thứ nhất Hội đồng điều phối vùng vừa diễn ra mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, đây là bước cụ thể triển khai thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị; đổi mới cơ chế điều phối, thúc đẩy kinh tế-xã hội của vùng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng-an ninh.Đảng, Nhà nước, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt quan tâm triển khai đường lối Đại hội XIII của Đảng về 6 vùng kinh tế-xã hội, trong đó có vùng ĐBSH. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 30 về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Thủ tướng Chính phủ cơ bản nhất trí với các báo cáo và nhiều ý kiến tham luận sâu sắc, khách quan, trách nhiệm, tâm huyết tại hội nghị, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan thường trực của Hội đồng điều phối vùng tổng hợp, tiếp thu để hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động của Hội đồng trong 6 tháng cuối năm 2023 và các chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng.

Về định hướng liên kết vùng, Thủ tướng nêu rõ, Hội đồng điều phối góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong liên kết, kết nối vùng, nhưng các tỉnh, thành phố cần phát huy tinh thần tự lực, tự cường, không trông chờ ỷ lại. Hội đồng không làm thay việc của cấp ủy, chính quyền các địa phương, mà tập trung điều phối, liên kết, đôn đốc, kiểm tra, tạo xu thế, phong trào để làm tốt, sơ kết, tổng kết, đề xuất khen thưởng, xử lý các vấn đề còn vướng mắc, nâng cao tính tự lực, tự cường của các địa phương, tạo sức mạnh tổng hợp, góp phần phát triển vùng, phát triển đất nước.

Liên kết vùng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn; trong bối cảnh hiện nay cần tập trung ưu tiên hơn cho mục tiêu tăng trưởng, thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng, gồm đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng. Cùng với đó, liên kết vùng góp phần giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.

Thủ tướng nhấn mạnh 6 nội dung quan trọng về liên kết, kết nối vùng, trước hết là trong việc thúc đẩy 3 đột phá chiến lược. Thứ nhất, kết nối hạ tầng giao thông, nhất là tuyến đường cao tốc Ninh Bình-Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng, tuyến đường ven biển từ Thanh Hóa ra Quảng Ninh; kết nối hạ tầng kỹ thuật về điện, nước, viễn thông. Thứ hai, về kết nối phát triển, đào tạo và sử dụng nhân lực. Thứ ba, kết nối xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách ưu tiên, ưu đãi, đặc thù, vượt trội cho vùng.

Thứ tư, về tài chính, cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn Nhà nước đầu tư cho vùng và tạo liên kết, phát huy vai trò nguồn vốn của các địa phương theo tinh thần Nghị quyết 30 là cho phép ngân sách địa phương đầu tư các dự án vùng và liên kết vùng. Cùng với đó, đẩy mạnh liên kết, hợp tác công tư theo Luật PPP và liên kết thu hút đầu tư FDI, sử dụng nguồn vốn ODA. Tinh thần là không phân mảnh, không chia cắt, phát huy sức mạnh tổng hợp. Thứ năm, liên kết phát triển hạ tầng xã hội (nhất là nhà ở), y tế, giáo dục, văn hóa gắn với phát triển du lịch. Thứ sáu, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng và chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các địa phương trong vùng.

 

 

 

QUYÊN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline