Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 19:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với nguy cơ ngập cao do nước biển dâng

Thứ hai, 24/04/2023 07:04

TMO - Kịch bản biến đổi khí hậu và Báo cáo đánh giá khí hậu quốc gia được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố đã đánh giá nguy cơ ngập do nước biển dâng sẽ có thể gia tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long do cộng hưởng của các yếu tố khác như nâng hạ địa chất, thay đổi địa hình, sụt lún, thuỷ triều, nước dâng do bão.

Năm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố Báo cáo đánh giá khí hậu quốc gia với những thông tin cơ bản về đặc điểm, hiện trạng, mức độ thay đổi của khí hậu, khí hậu cực đoan, xu thế và tác động của biến đổi khí hậu, đánh giá sự phù hợp và mức độ sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu cũng như hiệu quả của các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Kịch bản biến đổi khí hậu, Báo cáo đánh giá khí hậu quốc gia đã cung cấp thông tin đánh giá tình hình tác động biến đổi khí hậu gây ngập, lụt vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo đó ĐBSCL là khu vực có nguy cơ ngập rất cao. Nếu mực nước biển dâng 80 cm, sẽ có khoảng 31,94% diện tích có nguy cơ bị ngập. Trong đó, các tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất là Cà Mau (64,42%) và Kiên Giang (66,16%). Nếu mực nước biển dâng 100 cm sẽ có khoảng 47,29% diện tích ĐBSCL có nguy cơ ngập, cao nhất là tỉnh Cà Mau khoảng 79,62%.

Nguy cơ ngập vì nước nước biến dâng do biến đổi khí hậu sẽ có thể gia tăng do cộng hưởng của các yếu tố khác như nâng hạ địa chất, thay đổi địa hình, sụt lún, thủy triều, nước dâng do bão. Trong đó, đặc biệt là hiện tượng sụt lún đất đang diễn ra ở khu vực ĐBSCL và TP.HCM với nền địa hình thấp nhất trên cả nước, do 2 nhóm nguyên nhân chính: Nhóm nguyên nhân tự nhiên như dịch chuyển các mảng kiến tạo, quá trình nén chặt của các lớp trầm tích trẻ, hoạt động tân kiến tạo, quá trình bóc mòn, bồi tụ bề mặt địa hình… Nguyên nhân do con người tác động như khai thác nước ngầm quá mức, quá trình đô thị hóa tăng tải trọng trên nền đất yếu, rung động do các hoạt động giao thông.

Các đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường gần đây chỉ ra rằng, tình trạng sụt lún ở một số khu vực tại TP.HCM và ĐBSCL diễn ra rất nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân với quy mô khác nhau. Theo số liệu quan trắc của Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin Địa lý Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường tại 339 điểm quan trắc ở TP.HCM và ĐBSCL vào năm 2014, 2015, 2017 so sánh với số liệu đo đạc các mốc đo đạc năm 2005 cho thấy, sụt lún đất xảy ra ở 306 điểm trong khi ở 33 điểm còn lại không xảy ra sụt lún mà có xu thế nâng lên.

Đồng bằng sông Cửu Long đối diện với nguy cơ ngập cao do nước biển dâng. 

Trên sơ đồ phân vùng lún TP.HCM và ĐBSCL khu vực có nguy cơ lún đến 5 cm bao gồm các khu vực phía Bắc thành phố Cần Thơ và một số khu vực ven bờ sông Hậu tỉnh Sóc Trăng do nguyên nhân tự nhiên bao gồm dịch chuyển mảng kiến tạo và quá trình nền đất cố kết tự mất nước và co nén tự nhiên của lớp trầm tích Holocen. Khu vực phủ trùm phần lớn tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau có giá trị lún lớn hơn 5 cm/10 năm có nguyên nhân chính là dịch chuyển các mảng kiến tạo, quá trình nền đất cố kết tự mất nước và co nén tự nhiên của lớp trầm tích Holocen và do khai thác nước ngầm.

Khu vực TP.HCM, thành phố Cà Mau, thành phố Cần Thơ, thành phố Bạc Liêu và một số khu vực khác có các phễu lún với tốc độ lớn hơn 10 cm/10 năm do cả hai nhóm nguyên nhân tự nhiên và do các hoạt động của con người. Tại trung tâm thành phổ Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ hình thành các phễu lún với tốc độ cao trung bình từ 20 đến 50cm trong vòng 10 năm. Tổng mức sụt lún trung bình trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2017 cho toàn vùng là 12,3 cm (từ 3,45 đến 23,27 cm). Tốc độ sụt lún trung bình hàng năm cho toàn khu vực trong giai đoạn này là 1,07 cm/năm (từ 0,38 đến 1,99 cm/năm). 

Ở đồng bằng sông Cửu Long, nguyên nhân gây sụt lún đất là quá trình nén chặt tự nhiên các lớp trầm tích mềm. Ngoài ra, việc sụt lún đất nhanh chóng cũng đến từ quá trình nén chặt trầm tích kết hợp với khai thác nước ngầm ở các lớp dưới mặt đất. Nguyên nhân là do nước ngầm là nguồn nước chủ yếu phục vụ nuôi trồng thủy sản cũng như nguồn nước cấp cho sinh hoạt (đô thị, nông thôn) và công nghiệp. Nguồn nước này thường được lấy từ các tầng chứa nước sâu và chứa nước “cổ”, không bị ảnh hưởng bởi hạn hán và không có mầm bệnh hay nguồn bệnh, vì vậy so với nước mặt thì nguồn nước này rất hấp dẫn đối với người dùng. Những tầng chứa nước này thường không được làm đầy một cách tự nhiên và hiện ĐBSCL chưa áp dụng phương pháp bổ cập nước ngầm nhân tạo.

Thời gian qua, khu vực ĐBSCL đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ ưu tiên tập trung đầu tư cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực hiện hiệu quả các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu theo Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL  thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL  đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Triển khai Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chính phủ đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 với các nhiệm vụ, giải pháp rất cụ thể.

Trên cơ sở đó, một số nhiệm vụ và giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho khu vực ĐBSCL  cần được chú trọng, bao gồm: Tập trung sản xuất nông nghiệp chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu; nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp hiệu quả cao, tối ưu hoá giá trị nông nghiệp; phát triển công nghệ về giống, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, thuỷ sản.

Chính phủ chủ trương đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, xây dựng mạng lưới đường bộ cao tốc, đường thuỷ nội địa kết nối mạng lưới đô thị vùng; Chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với từng vùng sinh thái; chủ động "sống chung với lũ và hạn hán, xâm nhập mặn", khai thác lợi thế để phát triển bền vững; Xây dựng chiến lược tổng thể bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công; kiểm soát khai thác nước ngầm và tình trạng sụt lún đất do khai thác nước ngầm; xây dựng hệ thống công trình trữ nước mùa mưa, điều hoà nguồn nước cho mùa khô để giảm thiểu tác động của hạn hán và xâm nhập mặn.

ĐBSCL cần xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống đê biển, đê bao, bờ biển, công trình kiểm soát lũ, mặn, hệ thống thuỷ lợi nội đồng phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững; Xây dựng, củng cố công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, bảo đảm an toàn cho dân cư và cơ sở hạ tầng; phát triển rừng ngập mặn và các đa dạng sinh học ven biển gắn với bảo đảm đa dạng sinh học và sinh kế bền vững; Hoàn thiện chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ; củng cố, nâng cấp công trình kết hợp sơ tán dân phòng chống lũ, bão.

Quy hoạch ĐBSCL nhấn mạnh đến nhiệm vụ hoàn thiện kết cấu hạ tầng thủy lợi nhằm đối phó với nước biển dâng. 

Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhấn mạnh đến nhiệm vụ phát triển hạ tầng thủy lợi nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu đặc biệt là tình trạng ngập cao do nước biển dâng. Theo đó, vùng này phát triển hệ thống thủy lợi, thay đổi quy chế vận hành phù hợp với định hướng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp tại các tiểu sinh thái theo hướng chủ động sống chung với lũ, xâm nhập mặn, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.  

Phát triển hệ thống đê bao, bờ bao bảo vệ khu vực dân cư, sản xuất, công trình có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội trước tác động của sụt lún đất, nước biển dâng và nguy cơ ngập diện rộng. Giai đoạn đến năm 2030 tập trung các giải pháp nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đê cấp I bao gồm đê biển và đê dọc theo các sông chính để bảo vệ những khu vực trọng yếu của vùng. Hệ thống đê cấp II bảo vệ các hệ thống thủy lợi và đê cấp III bảo vệ các ô bao nội đồng quy mô nhỏ được phát triển trong phạm vi từng địa phương theo nhu cầu phát triển thực tế nhằm đảm bảo phòng chống ngập lụt do lũ sông, triều cho các vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng, các đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp và các hạ tầng trọng yếu.

Đối với vùng ngập lũ hàng năm như Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và vùng giữa hai sông: Vận hành hệ thống thủy lợi, đê bao theo hướng tích nước vào ruộng để hấp thụ lũ và phục vụ cho sinh kế mùa lũ; xây dựng cống bọng dưới đê và trạm bơm nếu cần thiết để chủ động cấp nước và tiêu nước; bảo vệ không gian thoát lũ; gia cố hệ thống đê, nạo vét các kênh trục chính nhằm cải tạo các trục thoát lũ ra biển Tây và sông Vàm Cỏ. Xây dựng hệ thống cống và đê ven sông Tiền đoạn từ huyện Châu Thành đến huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, ven sông Hậu, sông Cổ Chiên và Bắc sông Măng Thít thuộc tỉnh Vĩnh Long để kiểm soát mặn - ngọt, bảo vệ vườn cây ăn trái trong những năm mặn xâm nhập sâu.

Vùng thượng đồng bằng: Chủ động kiểm soát lũ, ứng phó với lũ cực đoan, phòng chống sạt lở bờ sông để bảo vệ khu dân cư, công trình hạ tầng, diện tích trồng lúa 2 vụ, nuôi trồng thủy sản. Cải tạo các trục thoát lũ ra biển Tây và từ Đồng Tháp Mười ra hướng sông Tiền, sông Vàm Cỏ. Tập trung gia cố hệ thống đê, nạo vét kênh mương, tăng khả năng chủ động lấy nước, trữ nước, tiêu thoát và điều tiết lũ, đồng thời hỗ trợ sản xuất, phát triển các sinh kế khác ngoài 2 vụ lúa. Bảo vệ không gian thoát lũ, kết hợp nghiên cứu giải pháp trữ nước lũ vùng ngập sâu để phục vụ cấp nước mùa khô và các mục đích khác.

Vùng giữa: Hoàn thiện hệ thống, công trình thủy lợi để chủ động cấp nước. Nâng cấp đê bao, bờ bao bảo vệ đô thị, khu dân cư; nghiên cứu thiết kế hệ thống kênh mương, bờ vùng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản tập trung để đảm bảo liên thông trao đổi nước. Đầu tư các công trình phòng chống sạt lở bờ sông, kênh rạch, công trình điều tiết, nạo vét các trục kênh để chủ động trữ nước đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, cấp nước cho các ngành kinh tế và công trình chuyển nước ngọt ra vùng ven biển.

Vùng ven biển: Đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống thủy lợi kiểm soát nguồn nước để cấp nước sinh hoạt, chủ động cấp nước ngọt, mặn phục vụ sản xuất, nuôi trồng thủy sản. Tiếp tục đầu tư xây dựng củng cố, nâng cấp các tuyến đê biển, hệ thống kè giảm sóng gây bồi kết hợp với trồng rừng bảo vệ đê biển, bờ biển. Hạn chế, sử dụng hợp lý nước ngầm phục vụ sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản nhằm phòng tránh sụt lún, sạt lở. Ứng dụng, chuyển giao công nghệ thu, trữ, xử lý nước tại chỗ phục vụ sinh hoạt trong thời gian hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, công nghệ xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản.

Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 205 đô thị, trong đó có 3 đô thị loại I, 13 đô thị loại II, 8 đô thị loại III, 27 đô thị loại IV, 154 đô thị loại V. Dự báo giai đoạn 2021 - 2025 vùng ĐBSCL có trên 250 đô thị; tỉ lệ đô thị hoá năm 2025 đạt khoảng 35-36%, năm 2030 đạt khoảng 42-48%.

Các phương hướng xây dựng hệ thống đô thị được đề ra đối với khu vực 1 và 2 là hạn chế phát triển đô thị và hạn chế san lấp mặt bằng quy mô diện tích lớn; phát triển đô thị theo tuyến song song với hướng thoát lũ. Với khu vực 3: Phát triển đô thị quy mô diện tích lớn; tập trung theo hình thái đô thị nén; dành quỹ đất cần thiết để đào hồ, kết nối kênh rạch; xây dựng mới, cải tạo và vận hành tốt các tuyến đê ngăn triều ở các cửa sông. Riêng khu vực 4 phát triển đô thị tại các khu vực đất giồng, bãi bồi cao ở ven sông, ven biển.

Còn với các khu vực xây dựng với mật độ cao, dùng phương pháp san đắp tập trung toàn bộ khu vực xây dựng, giải pháp đê bao chống lũ hoặc kết hợp cả hai giải pháp. Đối với khu vực xây dựng với mật độ thấp, cần san đắp cục bộ, tập trung theo vị trí công trình, dành quỹ đất còn lại trong từng khu chức năng để đào hồ, kết nối kênh rạch, khuyến khích phát triển các loại công trình, mô hình ở thích nghi với lũ.

 

 

Lê An 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline