Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 01:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Đồng bằng sông Cửu Long tập trung ứng phó với cao điểm xâm nhập mặn

Thứ tư, 13/03/2024 07:03

TMO - Chủ động ứng phó với nguy cơ xâm nhập mặn cao, thiếu nước ngọt cục bộ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ liên quan, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục theo dõi sát tình hình, chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, nhất là triển khai quyết liệt, kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp.

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo từ ngày 10-15/3 có khả năng sẽ xảy ra đợt cao điểm về xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Trà Vinh và Sóc Trăng. Từ ngày 11-20/3, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng dần đến giữa tuần, sau đó giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 3/2023.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, với tình hình các hồ thủy điện thượng nguồn xả nước cầm chừng như hiện nay, dự báo mặn tăng cao hơn trong tháng 3/2024. Cụ thể, vùng thượng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm phần đất tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ có mực nước thấp hơn trung bình nhiều năm. Dù nguồn nước ít nhưng vẫn có thể đảm bảo bơm tưới.

Vùng giữa và khu vực ven biển Đông Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm phần đất thuộc thành phố Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre. Dự báo trong tháng 3 mặn đạt đỉnh vào các kỳ 10 - 13/3 và 24 - 26/3 với ranh mặn 4g/l có thể vào 50-60km. Tuy nhiên, gió Chướng có thể làm mặn vào sâu hơn so với dự báo 5-10km. Trong thời gian 10 -13/3, mặn có khả năng đạt đỉnh, ảnh hưởng đến sản xuất và cấp nước sinh hoạt ở khu vực Tiền Giang và Bến Tre. Khu vực ảnh hưởng mặn sông Cái Lớn, Cái Bé thuộc các tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang. Dự báo mặn tháng 3 lên cao vào kỳ 15 - 17/3, mặn 4g/l vào sâu 50-55km.

Các địa phương vùng ĐBSCL đang tập trung ứng phó với cao điểm xâm nhập mặn. 

Nhận định chung tình hình xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2023-2024, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia dự báo ở mức cao hơn trung bình nhiều năm nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020. Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 3/2024 (từ 10 - 14/3, từ 24 - 28/3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3-4/2024 (từ 10 - 13/3, từ 24 - 28/3, từ 8 - 13/4, từ 22-28/4).

Trước tình hình xảy ra đợt cao điểm về xâm nhập mặn Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh: Chủ động bố trí nguồn lực của địa phương, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ, triển khai ngay các biện pháp cần thiết phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương nhằm bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân, kiên quyết không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt hoặc phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng. Các địa phương tổ chức theo dõi chặt chẽ, nắm bắt đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình thiếu nước, xâm nhập mặn tại từng khu vực trên địa bàn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, theo chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Để chủ động ứng phó với cao điểm xâm nhập mặn, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng cường theo dõi thông tin dự báo xâm nhập mặn, nguồn nước của các cơ quan chuyên ngành khí tượng, thủy văn và cơ quan chuyên môn cung cấp làm cơ sở tổ chức các giải pháp ứng phó phù hợp. Đồng thời, tiếp tục khuyến cáo người dân tuyệt đối không xuống giống lúa ở các vùng đang tiếp tục có nguy cơ bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn; chỉ tổ chức xuống giống khi có xuất hiện mưa, hoặc khi nguồn nước bảo đảm cung cấp ổn định và theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương.

Tiếp tục tăng cường việc vận hành hợp lý các công trình thuỷ lợi để lấy, tích trữ nước ngọt tối đa vào hệ thống kênh mương, ao đầm, khu trũng phục vụ sản xuất, dân sinh; tại các vùng cây ăn trái tiếp tục thực hiện trữ nước trong các ao, hồ phân tán, bảo đảm đủ nguồn nước cung cấp để duy trì sức sống tối thiểu của cây trồng trong thời gian ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Khẩn trương xác định cụ thể khu vực người dân có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt có phương án bảo đảm cung cấp đủ nguồn nước sinh hoạt cho người dân; hỗ trợ người dân tổ chức lấy nước, dụng cụ trữ nước phục vụ sinh hoạt; tuyệt đối không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt hoặc phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng.

Bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp đồng thời đảm bảo nguồn nước sinh hoạt là nhiệm vụ cấp bách được các địa phương vùng ĐBSCL triển khai trong thời điểm này. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết, nhận định mùa khô 2023-2024 trên địa bàn tỉnh Bến Tre xâm nhập mặn sớm, sâu và kéo dài hơn so với trung bình nhiều năm, ở mức xấp xỉ mùa khô năm 2015-2016. Trên địa bàn, tỉnh Bến Tre xuống giống lúa vụ đông xuân 7.730ha, đã thu hoạch khoảng 5.000ha, còn lại trong giai đoạn trổ, chín. Diện tích trồng dừa trong tỉnh 79.078ha; cây ăn trái khoảng 23.992ha. Đến thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận thông tin phản ánh của các địa phương, đơn vị về tình hình ảnh hưởng do xâm nhập mặn. Hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh Bến Tre có 67 nhà máy cấp nước sạch đang hoạt động, với tổng công suất 10.500m³/giờ (khoảng 250.000 m³/ngày đêm), chủ yếu khai thác từ nguồn nước mặt tại chỗ để xử lý.

Nhằm chủ động ứng phó tình hình xâm nhập mặn, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre và các sở, ngành có liên quan đã chỉ đạo các đơn vị cấp nước xây dựng kế hoạch, phương án cấp nước không nhiễm mặn để phục vụ nhu cầu sử dụng nước của nhân dân. Các đơn vị cấp nước đã chủ động thực hiện đo, kiểm tra độ mặn và có kế hoạch lấy nước phù hợp với diễn biến xâm nhập mặn, cung cấp số liệu đo mặn cho các địa phương và người dân biết để có kế hoạch trữ, sử dụng nước ngọt hợp lý; xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống RO tại các nhà máy nước; vận hành linh hoạt các phương án cấp nước…

Tỉnh Kiên Giang đang triển khai các giải pháp ứng phó, nhằm đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của người dân. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, toàn tỉnh xuống giống 280.218ha lúa đông xuân 2023-2024 và 72.395ha vụ lúa mùa 2023-2024, đến nay, nông dân thu hoạch dứt điểm vụ mùa, lúa đông xuân đã thu hoạch 42.809ha. Diện tích còn lại chủ yếu ở vùng tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu nằm trong vùng cơ bản đã hoàn thiện hệ thống kiểm soát mặn, đảm bảo cho yêu cầu sản xuất.

Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang cho biết, được dự báo trước về tình hình hạn hán, mặn xâm nhập mùa khô 2023-2024 sẽ khốc liệt và gay gắt, đơn vị chủ động phối hợp với các địa phương, đơn vị vận hành hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé để điều tiết, vận hành hệ thống cống trên địa bàn tỉnh kịp thời kiểm soát mặn xâm nhập đảm bảo an toàn cho sản xuất và nước sinh hoạt cho người dân. Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang phối hợp các huyện Hòn Đất, Kiên Lương và U Minh Thượng kiểm tra, khắc phục tình trạng rò rỉ mặn của hệ thống cống trên địa bàn các huyện. Các địa phương trong vùng ảnh hưởng mặn như An Biên, An Minh chủ động gia cố, đắp mới 27 đập đất ngăn mặn để bảo vệ diện tích lúa đông xuân 2023-2024.

Để đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng nông thôn trong mùa khô 2023-2024, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa, các xã đảo, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Kiên Giang đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến ống từ các công trình cấp nước tập trung tại các xã Vân Khánh Đông, Vân Khánh (An Minh); đầu tư bồn trữ nước xã đảo Hòn Nghệ. ỉnh cũng có phương án hỗ trợ cấp nước nhỏ lẻ bằng bồn nhựa chứa nước dung tích 0,5-1m3 và hóa chất xử lý nước khẩn cấp cho các hộ dân ở khu vực phân tán, vùng khó khăn về nước sạch. Các địa phương chủ động trữ nước an toàn vào các hồ chứa Dương Đông (TP. Phú Quốc); Bãi Nhà, Bãi Cây Mến (Kiên Hải) để cấp nước sinh hoạt an toàn cho nhân dân trên đảo.  

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết trong mùa khô 2023-2024, tỉnh Tiền Giang đã và đang triển khai nhiều giải pháp tích cực để bảo vệ các vùng trồng cây chuyên canh cây ăn trái; trong đó, có hơn 8.000 ha thanh long ở các huyện, thị phía Đông của địa phương. Tại huyện Chợ Gạo, vùng chuyên canh trồng thanh long lớn nhất tỉnh Tiền Giang, các hộ nông dân đang khẩn trương thực hiện nhiều biện pháp để đảm bảo có nguồn nước tưới cho vườn thanh long, đặc biệt đối với những vườn thanh long vừa xử lý ra hoa mùa nghịch hoặc đang có trái chuẩn bị thu hoạch.

Huyện Chợ Gạo hiện có 6.870 ha thanh long với diện tích thanh long đang cho trái là 5.850 ha với sản lượng thu hoạch 190.000 tấn/năm. Đối với các xã thuộc dự án sông Bảo Định, Tây kênh Chợ Gạo như Qươn Long, Tân Thuận Bình… thì nguồn nước tưới tiêu đến thời điểm này được đảm bảo, lượng nước ở các kênh, mương dẫn nước phục vụ tưới tiêu vườn thanh long còn tương đối dồi dào.

UBND huyện chỉ đạo ngành nông nghiệp huyện, các xã thuộc dự án ngọt hóa Gò Công quan tâm theo dõi sát sao và thông báo cho nhân dân nắm rõ lịch vận hành cống Xuân Hòa để chủ động nguồn nước tưới cho vườn thanh long cùng các cây trồng khác. Đồng thời, người dân cần chủ động duy trì thông thoáng lòng kênh, mương nội đồng tạo thông thoáng dòng chảy tại các tuyến kinh do xã quản lý, phục vụ tốt nhu cầu bơm tích trữ nước ngọt tưới cho cây trồng của nhân dân.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang khuyến cáo nông dân theo dõi chặt chẽ diễn biến chất lượng nguồn nước, mực nước, độ mặn trên kênh mương nội đồng để có biện pháp ứng phó hữu hiệu. Đồng thời, rà soát, củng cố hệ thống đê bao phòng, chống hạn hán và triều cường, chống xâm nhập mặn, quyết tâm bảo vệ an toàn vùng chuyên canh thanh long cũng như các loại trái cây đặc sản đang là nguồn lợi kinh tế quan trọng của tỉnh...

 

 

Bùi Hằng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline