Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/01/2025 04:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ ba, 21/01/2025

Đốn hạ hàng dừa lâu năm ven biển Nha Trang

Thứ bảy, 11/06/2022 08:06

TMO - UBND TP. Nha Trang vừa có văn bản báo cáo tới UBND tỉnh Khánh Hòa việc chặt hạ, thay thế hàng cây dừa cổ thụ vỉa hè phía đông đường Trần Phú đoạn từ Lê Thánh Tôn đến Viện Pasteur.

Theo đó, công trình nâng cấp vỉa hè phía đông đường Trần Phú (đoạn đường từ Nguyễn Bỉnh Khiêm đến Biệt Thự) đang được triển khai thi công. Công trình này đã được Sở Giao thông và Vận tải cấp giấy phép thi công ngày 24/3/2022.

Theo UBND TP Nha Trang, dự án là lát vỉa hè, bó vỉa bằng đá granit để đảm bảo mỹ quan, tuổi thọ của công trình. Bên cạnh đó trên dọc tuyến vỉa hè một số cây dừa cao đã tồn tại từ lâu, các cây này gốc đã mục ruỗng, nghiêng ra mặt đường, bẹ, trái sâu bệnh rụng rơi từ trên cao xuống có nguy cơ ảnh hưởng đến người tham gia giao thông. Mặt khác, do cây dừa quá cao nên công tác duy trì, chăm sóc gặp nhiều khó khăn.

Gốc cây dừa trên vỉa hè phía đông đường Trần Phú bị bọng, mục ruỗng tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho người dân 

Trước thực trạng trên, hàng cây dừa cổ thụ lâu năm sẽ được chặt bỏ và thay thế bằng cây dừa trồng mới bên cạnh cây dừa đã chặt, tạo diện mạo xanh mới cho khu vực này, vẫn giữ gìn vẻ đẹp biển xứ Trầm hương. Công đoạn đốn hạ, di dời cây và trồng mới đều được thực hiện theo đúng quy trình chặt chẽ.

Một số người dân địa phương tỏ ra tiếc nuối khi nhìn thấy những cây dừa hàng chục năm bị chặt bỏ, cho rằng điều này khiến khu vực du lịch biển sẽ kém đặc sắc hơn. Người dân còn phải đợi cây dừa nhỏ lớn lên và nhiều năm nữa mới phát huy hiệu quả tạo bóng mát trên các tuyến đường ven biển. Tuy nhiên, chính quyền TP. Nha Trang giải thích việc đốn hạ hàng dừa lâu năm ở đường Trần Phú là để chỉnh trang vỉa hè, đảm bảo an toàn cho người dân.

Trước đó, vào năm 2020, hàng loạt cây dừa trên bãi biển Nha Trang chết khô do nắng nóng, ngành chức năng cây xanh thành phố Nha Trang cũng đã tiến hành trồng mới hàng trăm cây dừa tạo vẻ mỹ quan, tránh nóng cho tuyến đường biển Phạm Văn Đồng, đoạn từ bãi tắm khu Ba Làng đến thắng cảnh Núi Một.

Hàng trăm cây dừa được trồng được tiến hành trồng mới tại tuyến đường biển Phạm Văn Đồng  

Các chuyên gia cho rằng, so với nhiều loại cây trồng khác, dừa là loại cây trồng có thể chịu đựng và tồn tại được trong những điều kiện khắc nghiệt của biến đối khí hậu. Trước đó, khi cơn bão số 12 (bão Dream) đổ bộ vào Nha Trang – Khánh Hòa năm 2017 với sức gió đạt cấp 12, giật cấp 15 thì hàng dừa ven biển đa số vẫn trụ vững trước cơn cuồng phong.

 

Liên Đăng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline