Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 16:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

[Đời sống văn minh] Góc nhìn từ tập tục đi lễ chùa đầu năm

Thứ hai, 23/01/2023 14:01

TMO – Phải khẳng định rằng đi chùa đầu năm là nét văn hoá đặc trưng của người Việt được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, đây cũng là chủ đề thu hút sự quan tâm từ cộng đồng đến các nhà nghiên cứu văn hoá.

Sau thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người dân đổ về những nơi có đền, đình, chùa để thắp hương cầu mong sức khoẻ và sự may mắn trong một năm mới với nhiều hy vọng. Và ngoài câu chuyện về trang phục thế nào cho đúng, "lễ vật thế nào cho đủ" và đặc biệt là thắp bao nhiêu nén hương để tỏ tấm lòng thành vẫn luôn là vấn đề được bàn tán.

Tại các đình, đền, chùa vào những nhịp Tết không khó để bắt gặp cảnh người dân thắp cả bó nhang nghi ngút, khấn vái xì xụp. Tuy nhiên, bó hương chỉ kịp cháy một phần nhỏ đã bị rút ra, nhường chỗ cho số hương mới thắp vào. Trước việc thắp hương không có kiểm soát của người dân, gây ô nhiễm không khí và thị trường nhang trôi nổi với hàng trăm nhãn hiệu chứa nhiều thành phần hóa học và các chất gây hại cho sức khoẻ. Vài năm gần đây, một số địa điểm chùa, đền, miếu… đã bỏ thắp hương, thay bằng hương điện.

Mỗi người chỉ nên thắp 1 nén hương để tỏ tấm lòng thành, không nên thắp quá nhiều hương.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu văn hóa lại không đồng tình với sự thay thế này bởi hương điện là hình tướng của hương đốt và hoàn toàn không hội đủ các thành tố cơ bản của thứ vật phẩm đảm bảo “công năng tâm linh” như truyền thống của việc thực hành nghi lễ. Việc dùng hương điện hay hoa nhựa chỉ có chức năng trang trí cho nơi thờ tự. Việc thắp hương là một nét văn hóa có từ lâu đời, không nên cấm. Điều quan trọng ở đây, theo các nhà nghiên cứu văn hoá là việc thực hành thắp hương có  theo đúng quy định ở đình, chùa, miếu… hay không. Nếu thực hiện đúng, không nhất thiết phải thay bằng hương điện mà vẫn đáp ứng được nhu cầu tâm linh của người dân.

Theo các nhà nghiên cứu, người dân khi đi chùa chỉ nên thắp mỗi người 1 nén hương, bởi cái nghĩa lý của một nén hương là sự “có còn hơn không". Số Một còn là bản nguyên, từ Một mà mọi dạng biểu hiện được khởi sinh… để rồi trở về một khi quá trình/ chu kì phát triển của nó kết thúc. Số Một là con số thiêng, là con số “biểu tượng thống nhất hóa”, chứa đựng năng lượng tâm linh cực mạnh.

Trong khi đó, số Ba là kết quả của phép 1+2. Dưới cái nhìn biểu tượng, một tách thành hai, cả hai kết hợp với nhau/nhập vào con đẻ/kết quả của nó, đứa con này tích hợp được cả hai phẩm chất của cha lẫn mẹ giống hệt con số Ba là tổng hợp thể của số Một và số Hai. Số Ba là con số tổng hợp tính “Tam – Nhất” của mọi sinh linh, được coi là cội nguồn, là tổng hợp của các mặt/các thành phần đối lập. Do đó, ở hầu hết các nền văn hóa, đây là một con số cơ bản – được hiểu là con số chỉnh, biểu hiện của sự toàn thể, sự hoàn thành. Ngoài ra, nó còn biểu trưng cho cái tối đa. Thường nói “quá tam ba bận”, “ba chìm bảy nổi” đều xác định số Ba là cực hạn của sự việc. Trong đời sống, cũng như trong nghi lễ, ta thấy rất nhiều biểu hiện ví dụ: dâng lễ vật, cúng thần, Phật đều ba lần (sơ hiến, á hiến, chung hiến), việc đi kinh đàn của nhà chùa cũng diễn ra ba vòng, việc bái lạy thần, Phật cũng ba lần (nhứt bái, nhị bái, tam bái)…”.

Đi chùa cầu mong bình an - là nét văn hoá đẹp của người dân Việt.

Về việc do số người đi lễ quá đông, mỗi người lại thắp cả bó nên rốt cuộc hương chưa cắm vào lư được bao lâu thì nhanh chóng đã bị rút ra, nhường chỗ cho số hương mới thắp vào, các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi: “Có phải vì muốn Phật, thần nghe được lòng thành hay chỉ làm hình ảnh văn hoá vốn đẹp lại trở nên xấu xí?”. Theo các nhà nghiên cứu, “hành vi thể hiện văn hoá tín ngưỡng chỉ nên phát ra từ lòng thành, không từ hình thức bên ngoài và nên chăng, người dân phải hiểu, có đốt bao nhiêu nén hương mà tâm không thành, thì có làm gì cũng không có ý nghĩa”.

Cần xây dựng chế tài?

Từ câu chuyện thắp hương thiếu kiểm soát nói trên, nhiều ý kiến cho rằng cần phải xây dựng văn hóa đi lễ. Chúng ta hô hào xây dựng nếp sống văn minh, thực hiện hành vi ứng xử trong chùa, đình… nhưng đó là những cuộc vận động thiếu các chế tài nghiêm túc. Ở các nước, chế tài rất nghiêm khắc. Phải chăng, chúng ta dần dần cũng phải có những chế tài cụ thể đối với những hoạt động như thế này để những chế tài đó đi vào thực tiễn, trở thành nếp sống văn hóa, ứng xử bình thường. Chuyện thắp hương phản cảm nói trên chỉ là một ví dụ về thực hành văn hóa mà không có văn hóa đó. Vận động bằng miệng là tốt, nhưng nếu có chế tài cụ thể, những nơi thờ tự nghiêm túc thực hiện và quản thúc người dân thực hiện quy định, thì khi đó, chúng ta mới trông chờ vào những ứng xử văn hóa không còn phản cảm và phản văn hóa.

 

 

Tú Quyên

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline