Hotline: 0941068156

Thứ năm, 19/09/2024 09:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Thứ năm, 19/09/2024

Độc đáo những địa danh về chúa sơn lâm tại Huế

Thứ hai, 07/02/2022 13:02

TMO- Tại Cố đô Huế đã và đang tồn tại những địa danh thú vị, ấn tượng về loài hổ, có thể kể đến như Hổ Quyền, Ngã ba Tam Dần hay Hữu Bạch Hổ - cồn Dã Viên.

Hổ Quyền

Hổ Quyền cách trung tâm TP. Huế gần 5 km về phía Tây, nay thuộc phường Thủy Biều (TP. Huế), thuộc quần thể di tích Cố đô Huế. Năm 1998, công trình này đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.

Nhiều tài liệu cho rằng, Hổ Quyền dù không thể sánh bằng đấu trường La Mã nổi tiếng “Colosseum” của Italia, nhưng đây được xem là công trình có kiến trúc độc đáo không chỉ của Việt Nam mà còn cả trên thế giới, thuộc dạng cực hiếm.

Hổ Quyền đã được công nhận là di tích cấp Quốc gia ngày 26/9/1998.

Hổ Quyền là đấu trường được xây dựng năm Canh Dần (1830), dùng để tổ chức những trận tử chiến giữa voi và hổ cho nhà vua, đình thần và dân chúng xem, đồng thời huấn luyện cho voi có thêm kỹ năng chiến đấu.

Hổ Quyền có cấu trúc khá đơn giản nhưng rất chắc chắn, có hình vành khăn nằm lộ thiên với hai vòng tường thành trong và ngoài. Vòng thành trong cao 5,9 m; vòng thành ngoài cao 4,75 m, nghiêng một góc khoảng 10- 15 độ tạo thế vững chãi kiểu chân đê. Chu vi tường ngoài 145 m, đường kính lòng chảo Hổ Quyền là 44 m với thiết kế vững chắc bằng gạch vồ, đá thanh và vôi vữa tốt để đảm bảo an toàn cho mọi người khi xem các trận đấu.

Đối diện với khán đài vua ngồi là 5 chuồng hổ được xây dựng ngay trong lòng đấu trường với hệ thống cửa gỗ được đóng mở bằng cách kéo dây nối từ trên xuống. Sân đấu là thảm cỏ hình tròn. Những trận tử chiến giữa voi và hổ thường được triều đình nhà Nguyễn tổ chức mỗi năm một lần. Trận đấu cuối cùng diễn ra tại Hổ Quyền cách đây 118 năm, dưới thời vua Thành Thái.

Năm 2021, UBND TP. Huế đã triển khai dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phục vụ chỉnh trang cụm di tích Hổ Quyền và di tích Voi Ré (cách Hổ Quyền khoảng 400 m thuộc phường Đúc, TP. Huế). 

Ngã ba Tam Dần

Vùng Tam Dần thuộc xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Với người dân địa phương, đây là một địa danh đáng sợ vì gắn với lãnh địa một thời của loài hổ.

Theo các vị cao niên các xã Phong Mỹ, Phong Sơn, Phong Xuân (huyện Phong Điền), từ những năm 1980 trở về trước, người đi rừng vẫn thường xuyên thấy hổ xuất hiện tại đây.

Khu vực ngã ba Tam Dần chứa nhiều kỳ bí

Cụ thể, vào năm 1997, khi đi khảo sát ở vùng núi Phong Điền, các chuyên gia về động vật hoang dã và cán bộ, nhân viên kiểm lâm địa phương đã ghi nhận hai dấu chân của hổ trưởng thành và hổ con. Theo đó, khu vực khảo sát có ít nhất 3 - 4 cá thể hổ, gồm hổ trưởng thành và hổ con. Riêng ở vùng động Tam Dần, theo truyền thuyết là động “Ba Con Cọp”, khi khảo sát tại đây cũng ghi nhận có dấu vết của hổ.

Hữu Bạch Hổ- Cồn Dã Viên

Cồn Dã Viên từ lâu đã được gắn với sứ mệnh bảo vệ cho vương quyền mang tên “Hữu Bạch Hổ” (cùng với “Tả Thanh Long” - cồn Hến) trong chức năng phong thủy của Kinh thành Huế xưa, cồn Dã Viên từ rất lâu đã trở nên nổi tiếng.

Cồn Dã Viên được hình thành từ sự bồi lắng phù sa của sông Hương. Cồn có chiều dài 890 mét, rộng 185 mét, với diện tích khoảng 107.970m2. Không ai biết cồn Dã Viên xuất hiện cụ thể trên sông Hương từ thời gian nào, song theo sử sách, cồn đã có từ thời các chúa Nguyễn.

Khu vực Cồn Dã Viên ngày nay

Trong quá khứ, đã có một truyền thống đặt tên nhất quán cho những công trình được xây dựng tại khu vực này như Vườn ngự Dã Viên, cồn Dã Viên, Nhà máy nước Dã Viên và cầu Dã Viên. Hiện nay, UBND TP. Huế đang tiến hành chỉnh trang lại cồn Dã Viên. Việc chỉnh trang nằm trong đề án quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương.

Theo đó, chính quyền sẽ cho xây dựng đường đi bộ, bãi cỏ, rừng cây nhiệt đới, quảng trường và sắp tới dự kiến sẽ xây dựng cầu đi bộ kết nối đường Bùi Thị Xuân xuống cồn Dã Viên. Về lâu dài, tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ nghiên cứu để xây dựng một vườn Ngự Uyển dưới thời nhà Nguyễn trên cồn Dã Viên...

 

 

Nguyễn Thị Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline