Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 25/04/2025 11:04

Tin nóng

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 25/04/2025

Độc đáo kiệu ‘bay’ ở Lễ hội làng Phú Đô

Thứ tư, 05/02/2025 22:02

TMO – Màn rước kiệu “bay” độc đáo tạo điểm nhấn ấn tượng trong Lễ hội làng Phú Đô (phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) diễn ra vào sáng ngày 5/2 (mùng 8 tháng Giêng).

Những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, làng Phú Đô khoác lên mình diện mạo mới. Người dân tạm gác công việc, đóng cửa hàng quán, chung tay quét dọn đường làng, ngõ xóm để đón ngày hội lớn. Nhiều gia đình bày biện cẩn thận mâm lễ trước cửa với gà luộc, bánh chưng, hoa quả, muối, gạo… thể hiện lòng thành kính và mong ước một năm mới an lành, thịnh vượng.

Theo ngọc phả, đình Phú Đô thờ các vị thành hoàng Lý Thiên Bảo (Đức Thánh Cả), Đinh Dự, Mãn Đường Hoa (Tổ nghề ca trù), cùng hai bà hoàng người làng Phú Đô là Nguyễn Thị An (Hoàng hậu vua Lê Anh Tông) và Nguyễn Thị Phương (Nguyên phi). Ngoài ra, nơi đây còn thờ Hồ Nguyên Thơ, vị tổ nghề bún. 

Cứ 5 năm một lần, làng Phú Đô tổ chức lễ rước Thánh vào mùng 8 tháng Giêng để tri ân công lao của các bậc tiền nhân. Lễ rước bắt đầu từ đình làng, đi qua bãi Tế Yến, đền Hai Bà Hoàng, đền Cầu Đôi…, tái hiện trọn vẹn nghi thức truyền thống giàu bản sắc.

Màn kiệu "bay" tạo nên không khí sôi động trong những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025.

Nam thanh, nữ tú tham gia dâng lễ và rước kiệu.

Lễ hội nổi bật với nghi thức rước kiệu “bay” – biểu tượng thiêng liêng thể hiện sức trẻ và tinh thần gắn kết cộng đồng. Những thanh niên nam, nữ chưa lập gia đình, được tuyển chọn kỹ lưỡng và rèn luyện trước lễ hội để thực hiện màn rước kiệu. Với sự phối hợp nhịp nhàng, họ tạo nên khung cảnh uy nghiêm, mang đến không khí sôi động, giàu cảm xúc.

Toàn bộ lễ hội có 7 kiệu rước, gồm: kiệu Đức Thánh Cả, Đức Ông, kiệu Long đình, hai kiệu Hương án, một kiệu bún được nam thanh niên rước, riêng kiệu Hai Bà do nữ giới đảm nhiệm. Trước đó, 16 đoàn rước vào trong đình làng làm lễ, tạo nên khung cảnh trang nghiêm và náo nhiệt.

Ông Hoàng Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND phường Phú Đô, Phó Trưởng ban Thường trực tổ chức lễ hội làng Phú Đô năm 2025.

Ông Hoàng Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND phường Phú Đô, Phó Trưởng ban Thường trực tổ chức lễ hội, cho biết công tác chuẩn bị kéo dài ba tháng, với nhiều tiểu ban chuyên trách đảm nhiệm các khâu như khánh tiết, trang trí, hậu cần, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường… Đặc biệt, tiêu chí “sáng - xanh - sạch - đẹp” được người dân hưởng ứng tích cực.

Ngoài ra, các thành viên trong đoàn rước kiệu đều được tuyển chọn có phẩm chất đạo đức, sức khỏe và tinh thần trách nhiệm, do các dòng họ, tổ trưởng tổ dân phố, Bí thư Chi đoàn và Ban Công tác Mặt trận đề cử, ông Sơn chia sẻ thêm.

Màn hình LED phát tín hiệu hình ảnh lễ hội được đặt tại sân chùa Thượng Phú Đô.

Năm nay, lần đầu tiên lễ hội làng Phú Đô sử dụng công nghệ truyền tín hiệu hình ảnh từ khu vực lễ chính đến các màn hình có kích thước lớn. Màn hình LED lớn đặt tại sân chùa Thượng Phú Đô, giúp người dân theo dõi đầy đủ nghi thức, hạn chế tình trạng chen lấn.

Bên cạnh nghi thức rước kiệu, lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc như bắn pháo hoa, múa lân… thu hút đông đảo người dân và du khách. Công tác bảo vệ môi trường đồng thời cũng được chú trọng. Ban tổ chức đã triển khai kế hoạch tổng vệ sinh từ trong hộ dân, thu gom, xử lý rác thải, góp phần giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp trước và sau khi lễ hội diễn ra.

Mặc dù là ngày thường nhưng lễ hội vẫn thu hút được đông đảo người dân, du khách tham gia.

Bà Nguyễn Thị Hiền (74 tuổi), người dân làng Phú Đô, chia sẻ: “Năm 2020, do dịch bệnh, lễ hội không thể tổ chức với quy mô lớn như năm nay. Được chứng kiến lễ hội ngày càng phát triển nhưng vẫn giữ trọn nét đẹp truyền thống, tôi cảm thấy vô cùng tự hào”.

Anh Nguyễn Quang Hưng (37 tuổi), du khách đến từ quận Cầu Giấy, bày tỏ: “Tôi rất ấn tượng với kiệu ‘bay’ và đoàn rước lễ. Màn hình LED giúp tôi theo dõi mọi nghi thức mà không cần phải chen chân, thật tiện lợi ”.

Nhìn lại mùa lễ hội năm nay, có thể thấy rằng, truyền thống và hiện đại không có sự đối lập mà hoàn toàn có thể song hành, bổ trợ cho nhau. Nhiều nét mới trong khâu tổ chức Lễ hội đã cho thấy địa phương không chỉ làm tốt công tác bảo tồn mà còn phát huy giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, góp phần phát triển văn hóa theo hướng bền vững.

 

 

THU HIỀN – HƯƠNG LAM

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline