Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 07:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Định hướng làng nghề tái chế theo hướng bền vững

Thứ sáu, 14/01/2022 15:01

TMO - Thời gian gần đây, các làng nghề tái chế phế thải ở nước ta phát triển nhanh chóng. Mặc dù, các làng nghề này đã tiêu thụ hàng ngàn tấn sản phẩm thải bỏ đi để tái chế thành sản phẩm mới, nhưng hoạt động này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường. Đòi hỏi, cần có cơ chế quản lý để định hướng phát triển làng nghề tái chế bền vững.

Hiện làng nghề tái chế được phân chia thành 3 nhóm ngành tái chế cơ bản: tái chế giấy, tái chế kim loại, tái chế nhựa. Trong đó, tái chế giấy là một trong những nghề tiểu thủ công nghiệp được phát triển với quy mô lớn, tập trung chủ yếu ở Bắc Ninh. Nhóm làng tái chế kim loại tập trung đông các làng nghề tiểu thủ công nghiệp sản xuất sắt thép như làng Vân Chàng, làng Xuân Tiến (Nam Định), làng Đa Sỹ (Hà Nội)... Cùng với sự phát triển làng nghề tái chế kim loại là sự phát triển của 80 làng nghề cơ khí nhỏ, tái sử dụng các sản phẩm tái chế sắt thép như Dục Tú (Đông Anh), làng Cầu Vực (Thừa Thiên - Huế)…

Tuy nhiên, đặc điểm cơ bản của các làng nghề tái chế tại nước ta là công nghệ sản xuất mang tính thủ công, nguyên vật liệu đầu vào hầu hết là phế liệu không được làm sạch, đa số các cơ sở sản xuất đều không có biện pháp kiểm soát ô nhiễm, xử lý chất thải và bảo hộ lao động cần thiết. Do vậy, các làng nghề tái chế đã và đang gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng.


Làng nghề tái chế chì gây ảnh hưởng lớn tới môi trường

Gây ô nhiễm lớn nhất phải kể đến làng nghề tái chế kim loại. Quá trình tái chế, gia công, xử lý bề mặt, phun sơn, đánh bóng bề mặt sản phẩm, nung, sấy, tẩy trắng, khí thải lò rèn... làm phát sinh bụi và các khí thải như SO2, NO2, hơi axit và kiềm thường vượt quy chuẩn cho phép.

Tái chế nhựa cũng gây ra nhiều hệ lụy cho môi trường. Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng các loại nhựa trong đời sống và nhu cầu sử dụng nhựa phế liệu trong sản xuất là tương đối cao, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn nhựa phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam bị hạn chế. Các công đoạn như làm sạch, xay tạo hạt… đều trực tiếp xả thải ra nguồn nước, gây ô nhiễm hóa chất và ô nhiễm vi nhựa trầm trọng. Thậm chí, nhiều rác thải khó tái chế còn được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn lấp bừa bãi.

Theo các chuyên gia thuộc Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho biết, nhiều hộ gia đình thuộc làng nghề tái chế hiện nay hoạt động mạnh mẽ nhờ phần lãi thực chất do không phải chịu áp đặt những quy chuẩn liên quan đến đảm bảo an toàn cho môi trường. Một lượng lớn túi ni lông được sản xuất tại các tái chế nhựa được bán ra thị trường nhưng không phải đóng thuế bảo vệ môi trường.

Để các làng nghề tái chế theo hướng bền vững hơn cần thu hút họ tham gia vào quá trình thực thi chính sách môi trường tuân theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (EPR), khi đó, hiệu quả của mô hình này sẽ tăng lên rất nhiều. Chính sách này yêu cầu các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về tác động tới môi trường mà sản phẩm của họ sẽ gây ra trong suốt chuỗi cung ứng, từ giai đoạn thiết kế đến thải bỏ.

Việc áp dụng EPR ở Việt Nam sẽ tác động mạnh lên sinh kế của những người sống trong các làng nghề. Nếu không muốn dần dần bị loại bỏ, những làng nghề phải lựa chọn hoặc thành lập doanh nghiệp, hoặc chuyển sang chỉ thu gom, phân loại và bán lại cho doanh nghiệp tái chế. Hoặc đầu tư đầu tư bài bản về hệ thống xử lý ô nhiễm, máy móc, trang thiết bị và đầu ra đạt chuẩn.

Để định hướng các làng nghề tái chế phát triển bền vững, Nhà nước ần đưa ra những biện pháp nhằm khuyến khích, tài trợ người dân ở các làng nghề ứng dụng công nghệ xử lý nước thải, công nghệ tái chế đạt chuẩn chất lượng, bên cạnh việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân. Các doanh nghiệp sản xuất cần hợp tác chặt chẽ với làng nghề tái chế trong việc cung ứng đầu vào tái chế. Để đầu vào đạt tiêu chuẩn, doanh nghiệp có thể giúp đỡ người dân về công nghệ, tài chính trong giai đoạn ban đầu.

 

Hoài Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline