Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 10:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Điều tiết nguồn nước, chủ động ứng phó với khô hạn

Thứ ba, 14/05/2024 14:05

TMO - Ngành Nông nghiệp cùng các địa phương tỉnh Quảng Ngãi triển khai các giải pháp ứng phó với khô hạn, nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. 

Nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít, nên hiện tại mực nước ở hầu hết các hồ chứa lớn do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi quản lý thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023, chỉ còn từ 60 - 80%. Còn các hồ chứa nước do địa phương quản lý, mực nước chỉ đạt từ 30 - 40%.

Theo kế hoạch, vụ Hè Thu 2024, tổng diện tích sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là 49.727ha, gồm 34.754ha lúa và 14.974ha cây trồng khác. Tuy nhiên, do nắng nóng gay gắt kéo dài và lượng mưa thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm nên đến đầu tháng 5, toàn tỉnh có 318,5ha đất nông nghiệp  chủ yếu là ở TX.Đức Phổ (255ha) phải bỏ hoang để bảo đảm hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, có khoảng 661,8 ha chuyển đổi từ trồng lúa sang cây trồng khác nhiều nhất là TX.Đức Phổ (325ha), Bình Sơn (280ha), Tư Nghĩa (36ha)...

Mực nước ở hầu hết các hồ chứa lớn trên địa bàn tỉnh thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023. Ảnh: BND. 

Nếu tình hình nắng nóng vẫn tiếp tục diễn ra thì khả năng thiếu nước sản xuất là rất cao, với tổng diện tích sản xuất nông nghiệp dự kiến có khả năng bị thiếu nước khoảng 7.854,8ha, trong đó huyện Bình Sơn 1.622,4ha; huyện Sơn Tịnh 1.650ha, huyện Tư Nghĩa 1.350ha, huyện Mộ Đức 1.450ha; thị xã Đức Phổ 1.550 ha...

Trước tình hình này, chính quyền các địa phương và Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Ngãi đã triển khai phương án phòng, chống hạn, xâm nhập mặn vụ Hè Thu 2024. Theo đó, đối với những khu vực có nguy cơ khô hạn, nhiễm mặn nặng, công ty sẽ chủ động lắp đặt, vận hành các trạm bơm dã chiến gắn với lấy nguồn nước từ các trạm bơm điện đưa lên cung ứng. Riêng đập ngăn mặn giữ ngọt Hiền Lương và Khê Hòa, công ty nỗ lực thực hiện hiệu quả các biện pháp vận hành công trình để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng xâm nhập mặn, bảo vệ hàng nghìn héc ta đất sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt cho người dân ở khu vực TP.Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa .

Để bảo đảm đạt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất cây trồng vụ Hè Thu 2024 với khoảng 62.400ha, UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các biện pháp chỉ đạo sản xuất vụ Hè Thu 2024, vận hành hợp lý các công trình thủy lợi, điều tiết nước hiệu quả, giảm tối đa diện tích bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn.

UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu ngành chức năng, các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn nông dân khẩn trương vệ sinh đồng ruộng, tu sửa và nạo vét kênh mương, bờ vùng, bờ thửa để thông nước phục vụ sản xuất; tổ chức quản lý chặt chẽ nguồn nước, vận hành hợp lý các công trình thủy lợi, điều tiết nước theo từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu cây trồng, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, giảm tối đa diện tích bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn; không gieo trồng đối với những diện tích không đảm bảo nước tưới suốt vụ, sản xuất không an toàn.

Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất như: Quản lý dịch hại tổng hợp IPM, Chương trình Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM), “1 phải, 5 giảm”…; thực hiện gieo sạ mật độ hợp lý nhằm tiết kiệm giống, giảm chi phí sản xuất, hạn chế sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng và nâng cao hiệu quả kinh tế; cần tập trung đầu tư sản xuất theo chuỗi liên kết để có đầu ra ổn định.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác dự tính, dự báo, thông tin kịp thời những diễn biến của thời tiết bất lợi, tình hình sinh vật gây hại, hướng dẫn nông dân thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế ảnh hưởng của thiên tai và sâu bệnh hại; chỉ đạo việc sử dụng phân bón hợp lý, bón phân cân đối NPK, tăng cường bón lót phân hữu cơ, bón đạm theo nhu cầu của cây trồng, tránh bón thừa đạm; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng nguyên tắc, đảm bảo vệ sinh an toàn, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Các địa phương chủ động nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, điều tiết nguồn nước cho sản xuất vụ Hè Thu năm nay. Ảnh: BQN. 

UBND tỉnh giao UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra tất cả các công trình thủy lợi trên địa bàn, có kế hoạch sửa chữa các công trình bị hư hỏng, đảm bảo sẵn sàng phục vụ sản xuất, trong đó đặc biệt quan tâm các công trình đầu mối, các công trình trong khu vực nguồn nước có khả năng bị nhiễm mặn. Phát động phong trào làm thủy lợi nội đồng, tập trung nạo vét cửa cống lấy nước, kênh dẫn, bể hút, trạm bơm tưới.

Củng cố và phân công trách nhiệm các thành viên Ban chỉ đạo sản xuất của huyện, thị xã, thành phố để chỉ đạo các địa phương và hướng dẫn bà con nông dân trong việc triển khai sản xuất vụ Hè Thu 2024 thực hiện đúng cơ cấu giống và lịch thời vụ của tỉnh, phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các địa phương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai kế hoạch sản xuất, tiến hành làm đất, vệ sinh đồng ruộng, ra quân diệt chuột, ốc bươu vàng ngay từ đầu vụ; lập phương án chống hạn và tổ chức thực hiện. Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn và Hợp tác xã xây dựng kế hoạch sản xuất, tiếp tục áp dụng quy trình sản xuất “1 phải, 5 giảm”, quản lý dịch hại tổng hợp,...;thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả,...

Không chỉ thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi còn dự báo khả năng thiếu nước sinh hoạt sẽ xảy ra trên diện rộng, với khoảng 14.823 người thiếu nước sinh hoạt trong đó huyện Tư Nghĩa 3.631 người, huyện miền núi Sơn Hà 6.283 người, huyện miền núi Ba Tơ 4.622 người... Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh cho biết, mực nước ngầm tại khu vực các trạm, hệ thống cấp nước sạch như: Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi), phường Phổ Thuận và xã Phổ Phong (TX.Đức Phổ); Bình Hải (Bình Sơn) giảm từ 1 - 2,5m so với cùng kỳ năm 2023, dẫn đến nguồn nước đầu vào bị thiếu hụt.

Do đó, hiện nay, Trung tâm đang triển khai thực hiện biện pháp cấp luân phiên, đấu nối hòa mạng giữa các trạm cấp nước, súc rửa và mở rộng tuyến ống, nạo vét giếng đào, khoan bổ sung giếng khai thác. Trong trường hợp mực nước ngầm giảm quá thấp, sẽ kích hoạt các giếng khoang có độ sâu 100m, để đảm bảo nguồn nước sạch cấp cho khoảng 17 nghìn hộ trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.  

 

 

Thu Hòa 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline