Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 10:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Điều tiết, cân đối nguồn nước đảm bảo cho sinh hoạt, sản xuất

Thứ năm, 02/05/2024 14:05

TMO - Thời gian tới, tỉnh Bình Thuận tiếp tục vận hành tối ưu, khai thác hiệu quả các hệ thống thủy lợi để điều phối nguồn nước, đáp ứng tốt nhất nhu cầu nước cho các đối tượng sử dụng nước theo khả năng nguồn nước hiện có, chống để thất thoát, lãng phí.  

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận cho thấy, oàn tỉnh có 961 ha cây trồng vụ Đông Xuân 2023 - 2024 bị thiệt hại do thiếu nước tưới; 4.672 ha cây rau màu và thanh long của huyện Hàm Thuận Nam đang bị thiếu nước; dự kiến sẽ có thêm 1.200 ha cây thanh long trên địa bàn tỉnh có nguy cơ bị thiếu nước tưới vào thời điểm đầu tháng 5/2024 nếu thời tiết không có mưa.

Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, từ đầu năm 2024 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh duy trì trạng thái nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao dẫn đến mực nước ngầm hạ thấp, lượng dòng chảy trên các sông, suối tự nhiên cạn kiệt. Bên cạnh đó, một số hồ chứa trên địa bàn tỉnh đã gần mực nước chết, có hồ Tà Mon đã hết nước từ đầu tháng 3/2024. Do đó đã xảy ra hạn hán, thiếu nước tưới và sinh hoạt cục bộ tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua và khả năng thiếu nước tưới, sinh hoạt tăng cao hơn trong thời gian tới nếu thời tiết không có mưa. 

Nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn tỉnh khô hạn do thiếu nguồn nước tưới. Ảnh: KH. 

Tính đến ngày 25/4, tổng lượng nước trữ tại các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh chỉ còn 99 triệu m3/363 triệu m3 đạt 27,36% dung tích hữu ích thiết kế, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 là 58 triệu m3. Trên địa bàn tỉnh có 47 xã, phường, thị trấn bị thiếu nước sinh hoạt và có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt trong thời gian tới, ảnh hưởng đến đời sống của 33.116 hộ dân/99.543 nhân khẩu; trong đó, có 12.517 hộ/42.277 nhân khẩu đã thiếu nước sinh hoạt trong thời gian qua; 20.599 hộ/57.266 nhân khẩu có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt trong thời gian tới.

Giải pháp cấp bách hiện nay là ưu tiên cấp nước sinh hoạt, đối với khu vực không có nước máy thì các đơn vị liên quan đang phối hợp sử dụng xe chở nước đến cung cấp cho người dân. Sở NN&PTNT cũng chỉ đạo các đơn vị triển khai vận hành tối ưu, khai thác hiệu quả các hệ thống thủy lợi để điều phối nguồn nước, đáp ứng tốt nhất nhu cầu nước cho các đối tượng sử dụng nước theo khả năng nguồn nước hiện có, chống để thất thoát, lãng phí. 

Các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng nước sạch khai thác tối đa nguồn nước tự nhiên trên sông, suối, trữ vào ao, bể chứa nước thô tại công trình; tăng cường khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước ngầm từ các giếng khoan, giếng đào cấp nước thô cho các công trình cấp nước nhằm duy trì hoạt động sản xuất nước sạch phục vụ sinh hoạt cho nhân dân.

Bên cạnh đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai rà soát, khoanh vùng các khu vực thường xuyên xảy ra khô hạn, thiếu nước, đặc biệt là thiếu nước sinh hoạt để thực hiện các giải pháp công trình như: đào ao, khoan giếng, nạo vét sông, suối, hệ thống kênh nội đồng để trữ và dẫn nước. Triển khai đắp đập tạm, lắp đặt các trạm bơm dã chiến nhằm kịp thời dẫn nước, trữ nước phục vụ sản xuất, vận động người dân áp dụng công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước cho cây trồng, sử dụng nước tiết kiệm tránh lãng phí. 

Các địa phương tận dụng các bồn chứa nước đã được nhà nước hỗ trợ kinh phí mua ở những năm trước đây đặt tại các điểm công cộng, khu vực tập trung dân cư đã bị thiếu nước sinh hoạt và chủ động thực hiện vận chuyển nước sạch tiếp vào bồn chứa cung cấp cho người dân, không để người dân thiếu nước sinh hoạt.

Các địa phương chủ động thực hiện vận chuyển nước sạch tiếp vào bồn chứa cung cấp cho người dân, không để người dân thiếu nước sinh hoạt (Ảnh minh họa). 

Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận phần lớn tập trung vào 7 lưu vực sông chính gồm: Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh và La Ngà, trong đó tập trung nhiều ở lưu vực sông Lũy và La Ngà. Tổng chiều dài các sông chính và phụ trên địa bàn dài khoảng 1.977km. Do lượng nước phân bố tự nhiên không đều đã dẫn đến hạn hán vào mùa khô và ngập úng vào mùa mưa.

Để quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước tại các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh, Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu cấm các hoạt động xây dựng, sản xuất, xả nước thải sinh hoạt, rác thải… nhằm đảm bảo vệ sinh và chất lượng nguồn nước. Đối với khu vực lấy nước mặt phải có biển báo giới hạn khu vực bảo vệ nguồn nước và bộ phận chắn rác tại vị trí lấy nước, đối với khu vực khai thác nước dưới đất phải có hàng rào bảo vệ các giếng, và hạn chế xả thải theo hình thức thấm đất vào khu vực bảo hộ của các giếng khai thác.

Để ứng phó tình trạng hạn hán, các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp tích trữ nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế thất thoát, lãng phí nước, chủ động khai thác, sử dụng nguồn nước tại chỗ từ giếng khoan, giếng đào của hộ gia đình phục vụ sinh hoạt, vận động người dân xây bể, mua bồn tích trữ nước phục vụ sinh hoạt trong mùa khô.

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 11/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan triển khai kịp thời, có hiệu quả giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo chức năng, nhiệm vụ.

Cụ thể, kiểm kê, nắm chắc thông tin về nguồn nước tại các hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, tổ chức vận hành tối ưu, khai thác hiệu quả các hệ thống thủy lợi để điều phối nguồn nước, đáp ứng tốt nhất nhu cầu nước cho các đối tượng sử dụng nước theo khả năng nguồn nước hiện có, chống để thất thoát, lãng phí. Khắc phục hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo phương châm 4 tại chỗ.

Đồng thời vận hành tối ưu, khai thác hiệu quả các hệ thống thủy lợi để điều phối nguồn nước, đáp ứng tốt nhất nhu cầu nước cho các đối tượng sử dụng nước theo khả năng nguồn nước hiện có, chống để thất thoát, lãng phí. Trường hợp xảy ra thiếu nước không bảo đảm cung cấp đủ cho các nhu cầu sử dụng, ưu tiên cấp cho sinh hoạt, tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao và các nhu cầu thiết yếu khác. Chủ động nạo vét kênh mương, hồ chứa nước bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước trong mùa mưa. Khẩn trương thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi năm 2024 để đảm bảo công trình hoạt động an toàn, duy trì năng lực lấy, chuyển, cấp nước nhập mặn... 

 

 

Lê Kiên 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline