Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/04/2025 11:04

Tin nóng

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Thứ tư, 16/04/2025

Điện sinh khối, điện rác chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong cơ cấu nguồn điện?

Thứ hai, 14/04/2025 08:04

TMO - Trong cơ cấu nguồn điện, thủy điện và điện than chiếm tỷ lệ lần lượt là 19,5% với 29.346 MW và 20% với 30.127 MW. Trong khí đó, nhiệt điện LNG chiếm 14,9% với 22.400 MW.

Điện là ngành hạ tầng quan trọng, phát triển điện lực phải đi trước một bước tạo nền tảng thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, nâng cao đời sống Nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Quy hoạch phát triển điện phải có tầm nhìn dài hạn, hiệu quả, bền vững và đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. Phát triển điện lực theo nguyên tắc tối ưu tổng thể các yếu tố về nguồn điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, có lộ trình phù hợp đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường và chuyển đổi mô hình kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia với chi phí thấp nhất. Đó là những quan điểm được nêu rõ trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (hay còn gọi là Quy hoạch điện VIII).

(Ảnh minh họa)

Theo Quy hoạch điện VIII, cơ cấu nguồn điện được chia thành hai giai đoạn (đến năm 2030 và đến năm 2050). Cụ thể, đến năm 2030 tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước 150.489 MW (không bao gồm xuất khẩu, điện mặt trời mái nhà hiện hữu, năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới), trong đó: Điện gió trên bờ 21.880 MW (14,5% tổng công suất các nhà máy điện); Điện gió ngoài khơi 6.000 MW (4,0%), trường hợp công nghệ tiến triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý thì phát triển quy mô cao hơn;

Điện mặt trời 12.836 MW (8,5%, không bao gồm điện mặt trời mái nhà hiện hữu), gồm các nguồn điện mặt trời tập trung 10.236 MW, nguồn điện mặt trời tự sản, tự tiêu khoảng 2.600 MW. Nguồn điện mặt trời tự sản, tự tiêu được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất; Điện sinh khối, điện sản xuất từ rác 2.270 MW (1,5%), trường hợp đủ nguồn nguyên liệu, hiệu quả sử dụng đất cao, có yêu cầu xử lý môi trường, hạ tầng lưới điện cho phép, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý thì phát triển quy mô lớn hơn;

Thủy điện 29.346 MW (19,5%), có thể phát triển cao hơn nếu điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép; Thủy điện tích năng 2.400 MW (1,6%); Pin lưu trữ 300 MW (0,2%); Điện đồng phát, sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, các sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ trong các cơ sở công nghiệp 2.700 MW (1,8%), quy mô có thể tăng thêm phù hợp với khả năng của các cơ sở công nghiệp;

Nhiệt điện than 30.127 MW (20,0%), trừ một số dự án; Nhiệt điện khí trong nước 14.930 MW (9,9%); Nhiệt điện LNG 22.400 MW (14,9%); Nguồn điện linh hoạt 300 MW (0,2%); Nhập khẩu điện 5.000 MW (3,3%), có thể lên đến 8.000 MW. Với các nguồn điện than đang gặp khó khăn trong việc triển khai sẽ cập nhật quá trình xử lý để thay thế bằng các nguồn điện LNG hoặc năng lượng tái tạo.

Nhà máy điện rác Sóc Sơn, Hà Nội.

Đến năm 2050 tổng công suất các nhà máy điện 490.529 - 573.129 MW (không bao gồm xuất khẩu, năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới), trong đó: Điện gió trên bờ 60.050 - 77.050 MW (12,2 - 13,4%); Điện gió ngoài khơi 70.000 - 91.500 MW (14,3 - 16%); Điện mặt trời 168.594 - 189.294 MW (33,0 - 34,4%);

Điện sinh khối, điện sản xuất từ rác 6.015 MW (1,0 - 1,2%); Thủy điện 36.016 MW (6,3 - 7,3%); Nguồn điện lưu trữ 30.650 - 45.550 MW (6,2 - 7,9%); Điện đồng phát, sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, các sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ trong các cơ sở công nghiệp 4.500 MW (0,8 - 0,9%);

Nhiệt điện than 0 MW (0%), không còn sử dụng than để phát điện; Nhiệt điện sử dụng sinh khối và amoniac 25.632 - 32.432 MW (4,5 - 6,6%); Nhiệt điện khí trong nước và chuyển sử dụng LNG 7.900 MW (1,4 - 1,6%); Nhiệt điện khí trong nước chuyển chạy hoàn toàn bằng hydro 7.030 MW (1,2 - 1,4%); Nhiệt điện LNG đốt kèm hydro 4.500 - 9.000 MW (0,8 - 1,8%); Nhiệt điện LNG chuyển chạy hoàn toàn bằng hydro 16.400 - 20.900 MW (3,3 - 3,6%); Nguồn điện linh hoạt 30.900 - 46.200 MW (6,3 - 8,1%); Nhập khẩu điện 11.042 MW (1,9 - 2,3%).

Như vậy, với cơ cấu tỷ lệ này, đến năm 2050 Việt Nam sẽ không còn điện than, thay vào đó sẽ phát triển, tăng tỷ lệ các nguồn điện sạch, thân thiện môi trường./.

 

HẢI YẾN

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline