Hotline: 0941068156

Thứ tư, 27/11/2024 05:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ tư, 27/11/2024

Đề xuất thuế phát thải CO2 trong nông nghiệp

Thứ tư, 06/03/2024 14:03

TMO – Trước đề xuất này, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về việc mất việc làm và khả năng cạnh tranh với các ngành nông nghiệp nước ngoài không có mức thuế tương tự bởi khí thải sẽ đơn giản được chuyển ra nước ngoài chứ không được ngăn chặn hoàn toàn.

Mới đây, một Ủy ban chuyên gia Đan Mạch đề xuất thuế phát thải CO2 cho nông nghiệp. Ủy ban chuyên gia này đã trình bày các đề xuất về thuế carbon cho nông nghiệp mà chính phủ Đan Mạch đã tìm cách thực hiện từ lâu.

Theo đó, Ủy ban đã đề xuất mức khởi điểm tương đối thấp là 750 kroner/tấn khí phát thải CO2, cùng với hai lựa chọn khác là 325 và 125 kroner/tấn. Báo cáo ban đầu dự kiến được nộp vào năm 2023 nhưng đã bị trì hoãn. Đáng chú ý, tổ chức này cho rằng việc áp dụng thuế phát thải CO2 đối với nông nghiệp sẽ dẫn đến mất hàng nghìn việc làm. Tuy nhiên, tình trạng mất việc làm có thể được bù đắp ở các lĩnh vực khác.

Trong một buổi họp báo, Giáo sư kinh tế Michael Svarer, người đứng đầu ủy ban, cho biết, chúng sẽ được phân phối đến phần còn lại của nền kinh tế. Khoảng 800.000 người ở Đan Mạch thay đổi công việc mỗi năm. Họ có thể tìm việc làm trong mọi lĩnh vực từ bán lẻ, dịch vụ đến sản xuất. Trong mô hình có thuế là 750 kroner mỗi tấn, dự đoán sẽ mất việc làm vĩnh viễn là 8.000 người. Trong trường hợp riêng lẻ, việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ giảm 10% với mức thuế cao nhất và 2% với mức thuế thấp nhất.

Các nước châu Âu đang tích cực triển khai mạnh mẽ các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp.

Những người phản đối thuế CO2 theo kế hoạch đã bày tỏ lo ngại về việc mất việc làm và khả năng cạnh tranh với các ngành nông nghiệp nước ngoài không có mức thuế tương tự. Họ cũng cho rằng khí thải sẽ đơn giản được chuyển ra nước ngoài chứ không được ngăn chặn hoàn toàn nếu Đan Mạch đánh thuế khí thải vào ngành nông nghiệp của mình. Khoảng 3% việc làm và lượng khí thải sẽ chuyển ra nước ngoài do thuế. Các chính trị gia Đan Mạch đã đặt mục tiêu dài hạn là cắt giảm 70% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 so với năm 1990.

Ủy ban được yêu cầu đưa ra các khuyến nghị về thuế phát thải đối với nông nghiệp để đóng góp cho mục tiêu này mà không gây tổn thất việc làm. Nhưng nhóm chuyên gia cho biết không thể đưa ra một mô hình đáp ứng cả hai tiêu chí. Ủy ban cũng tính toán xem thuế carbon sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá các sản phẩm như thịt và sữa đối với người tiêu dùng ở Đan Mạch.

Giáo sư Michael Svarer cho biết thêm, mức cao nhất là 750 kroner sẽ khiến giá thịt bò đóng gói 500 gram tăng thêm 4,5 kroner. Đối với tỷ giá 325 kroner, con số này sẽ giảm xuống còn 2,3 kroner. Nếu mức thuế phát ra là 125 kroner/tấn thì giá 500g thịt bò sẽ tăng 1,4 kroner. Đối với một lít sữa hiện có giá 13 kroner, giá tăng tương ứng lần lượt là 0,6 kroner, 0,3 kroner và 0,2 kroner. Trung bình, giá các sản phẩm sữa và thịt sẽ chỉ tăng dưới 4% vào năm 2030 nếu mô hình này được áp dụng. Tuy nhiên, ủy ban nhận thấy điều này sẽ không có tác động đến sự bất bình đẳng khi các yếu tố như tăng lương được tính đến. Bất kỳ quyết định cuối cùng nào về thuế phát thải CO2 đối với nông nghiệp đều phải được quốc hội đưa ra dưới hình thức đa số ủng hộ dự luật.

Thuế carbon là gì?

Thuế carbon là một loại thuế môi trường đánh vào lượng carbon của nhiên liệu, do các nguyên tử carbon khi đốt cháy tạo ra khí CO2, là một trong những tác nhân làm trái đất nóng lên và gây ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu. Thuế carbon có mục đích định giá phát thải, ngăn chặn các hoạt động khai thác, sử dụng, tiêu dùng năng lượng quá mức bằng cách hạn chế và giảm thiểu khả năng sinh lời của các hoạt động đó.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng công cụ thuế carbon từ năm 2016 nhằm giảm thiểu khí thải nhà kính. Lượng khí thải bị định giá carbon khoảng 7 tỷ tấn/năm, chiếm 12% tổng lượng phát thải toàn cầu. Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai quốc gia có khối lượng khí thải định giá carbon lớn nhất thế giới, ở các mức lần lượt là 1 tỷ tấn và 0,5 tỷ tấn. Đối tượng chịu thuế chủ yếu là nhiên liệu động cơ như xăng, dầu, methanol, naphtha, butan; khí hóa lỏng; nhiên liệu đốt như than bùn, than đá… Mức thuế suất thuế carbon dao động trong khoảng 1 - 130 USD/tấn CO2.

Thuế carbon có tác động làm giảm rõ rệt lượng khí nhà kính. Ngoài ra, nếu được áp dụng trong một giai đoạn dài, thuế carbon có thể tạo ra nguồn thu ngân sách đáng kể cho các quốc gia. Hầu hết các nước Đông Á có thể tăng thu ngân sách thêm 0,5 - 2% GDP nếu áp dụng mức thuế 20 USD/tấn CO2 . Nguồn thu ngân sách này đặc biệt cao hơn ở các nước đang phát triển do lượng phát thải so với GDP cao. Nếu Trung Quốc áp dụng thuế carbon ở mức 20 USD/tấn CO2 thì nước này có thể tạo ra nguồn thu lên tới 2,5% GDP. Chính phủ các nước có thể sử dụng nguồn thu từ thuế carbon để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng năng lượng sạch, hoặc thực hiện các biện pháp thích nghi với biến đổi khí hậu.  

 

 

PHẠM DUNG 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline