Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 05/05/2024 20:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 05/05/2024

Đề xuất thu phí phương tiện vào nội đô từ năm 2024 để giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường

Thứ tư, 19/10/2022 14:10

TMO - Đề án "Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường” dự kiến chia làm 3 giai đoạn thực hiện bắt đầu từ năm 2024.

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa đề xuất thu phí vào nội đô thành phố bắt đầu từ năm 2024. Để thực hiện nhiệm vụ này, dự kiến sẽ dựng 15 trạm thu phí tại 9 trục đường nội đô có lưu lượng giao thông lớn. Đơn vị này đề xuất chia Đề án "Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường” làm ba giai đoạn. Giai đoạn 1 (triển khai thí điểm), sẽ được triển khai từ năm 2024 đến cuối năm 2025, sau đó sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để làm tiền đề triển khai thực hiện cho các giai đoạn tiếp theo.

Đề xuất thu phí phương tiện vào nội đô thì năm 2024. Ảnh minh hoạ.

Trong giai đoạn 2 (2026 - 2030) dự kiến sẽ mở rộng vùng thu phí bờ Nam sông Hồng. Khu vực thu phí mở rộng có ranh giới giới hạn bởi các đường Vành đai 3 - Cầu Thanh Trì - Pháp Vân - Mai Dịch - Phạm Văn Đồng - Cầu Thăng Long - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Vành đai 3.

Giai đoạn 3 (sau 2031) sẽ mở rộng vùng thu phí phía bờ Bắc sông Hồng. Khu vực thu phí mở rộng có ranh giới giới hạn bởi các đường Nguyễn Văn Linh - Trường Sa - Hoàng Sa - Võ Văn Kiệt - Cầu Thăng Long - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Vành đai 3.

Theo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng, kết quả điều tra xã hội học cho thấy, mức phí chấp nhận được của người dân là 22.300 đồng. Nếu thu phí ở mức này, sẽ có khoảng 55% người sử dụng phương tiện sẽ chấp nhận trả phí để đi lại nhanh chóng bằng ôtô con, số còn lại sẽ chuyển sang các phương tiện khác được miễn hoặc giảm phí. Trung tâm Quản lý giao thông công cộng cho biết, sẽ tiếp tục lấy ý kiến các sở, ngành từ ngày 24/10 đến 15/11, sau đó hoàn thiện đề án báo cáo UBND TP Hà Nội xem xét, quyết định vào ngày 15/12.

“Phí giảm ùn tắc giao thông" đã có trong Luật Phí và lệ phí?

Tháng 10/2021, Sở Giao thông Vận tải trình UBND TP. Hà Nội xem xét Đề án "Thu phí phương tiện cơ giới đường bộ đi vào một số khu vực nhằm giảm ùn tắc giao thông". Tại thời điểm này, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải cho biết "phí phương tiện xe cơ giới đi vào một số khu vực nhằm giảm ùn tắc giao thông" gọi tắt là "Phí giảm ùn tắc giao thông" là một loại phí mới chưa có trong Luật Phí và lệ phí. Đối tượng thu phí mà Đề án hướng đến là xe ô tô cá nhân, xe ô tô chở người và miễn phí với xe công vụ, xe chở hàng hóa… nên không làm tăng chi phí vận chuyển hàng hóa, chi phí sản xuất.

Theo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, mức thu phí dựa trên nguyên tắc không nhằm thu ngân sách mà là biện pháp tài chính tác động đến hành vi người tham gia giao thông; mức thu phải có đủ tác động đến hành vi người tham gia giao thông, nếu thu thấp quá thì không tác động được; mức thu phải phù hợp với mức chi trả của người dân. Bản chất của loại phí này không trùng lắp bất cứ loại phí nào. Tuy nhiên, đến tháng 11/2021, UBND TP Hà Nội chưa trình HĐND TP đề án này tại kỳ họp cuối năm vì chưa phù hợp, chưa đảm bảo đầy đủ, toàn diện các điều kiện thực hiện.

 

Bài tiếp: [Đề xuất thu phí vào nội đô từ 2024] Liệu có kéo giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường?

 

 

Gia Hân

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline