Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 13:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Đề xuất thành lập Khu bảo tồn đất ngập nước hồ Sông Đầm

Thứ ba, 23/07/2024 14:07

TMO - Khu vực hồ Sông Đầm có nguồn thủy sản phong phú và đa dạng với nhiều loài cá, tôm, cùng với đó là những loài chim cư trú và các loài động vật khác. Tuy nhiên, khu vực này đang chịu nhiều áp lực từ việc khai thác quá mức dẫn tới suy giảm nguồn tài nguyên sinh học.

Hồ Sông Đầm (TP. Tam Kỳ, Quảng Nam) có diện tích toàn bộ lưu vực là 650 ha, trong đó, khoảng 200 ha mặt nước, có hệ sinh thái rất đa dạng gồm hệ thủy sinh, hệ sinh thái mặt nước, hệ sinh thái trên bờ với hệ động thực vật phong phú. Bên cạnh đó, hồ Sông Đầm còn là khu vực có những giá trị về văn hóa, lịch sử. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Sông Đầm đang bị tác động bởi nhiều yếu tố bất lợi, làm ảnh hưởng đến chất lượng hệ sinh thái, đa dạng sinh học. Do đó, việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học hệ sinh thái hồ Sông Đầm là hết sức cần thiết nhằm phục hồi, tạo môi trường sống an toàn, bền vững cho các loại động thực vật bản địa, tạo sinh kế bền vững cho nhân dân; góp phần phát triển du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái cho TP. Tam Kỳ. Theo UBND tỉnh Quảng Nam, việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học hệ sinh thái Sông Đầm là phù hợp với Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo các chuyên gia, khu vực hồ Sông Đầm có nguồn thủy sản phong phú và đa dạng với nhiều loài cá, tôm, cùng với đó là những loài chim cư trú và các loài động vật khác. Khảo sát tại khu vực hồ Sông Đầm đã ghi nhận hơn 80 loài động vật có xương sống, 214 loài động vật không xương sống và 170 loài thực vật, trong đó có một số loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, ưu tiên bảo tồn như cò nhạn, dơi chó tai ngắn, loài Adoretus, một số bọ cánh cứng, bọ hung đặc hữu… Tuy nhiên, hiện nay khu vực hồ Sông Đầm đang chịu nhiều áp lực từ việc khai thác quá mức dẫn tới suy giảm nguồn tài nguyên sinh học. Cùng với đó, với sự phát triển của TP. Tam Kỳ, nguồn nước thải đổ vào hồ Sông Đầm ngày càng lớn, làm ô nhiễm nguồn nước.

(Ảnh minh họa)

Để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái ở khu vực hồ Sông Đầm, các chuyên gia cho rằng Quảng Nam cần có biện pháp quy hoạch bảo tồn sinh thái và sinh cảnh sống của các loài, giảm thiểu nguyên nhân tác động đến số lượng các cá thể của chúng ngoài tự nhiên nhằm phát triển bền vững các loài, các quần thể thực vật tại nơi đây. Trước mắt, nên xây dựng mô hình, ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh nhằm phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học bền vững cho khu vực này.

Theo Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hệ sinh thái khu vực Bãi Sậy Sông Đầm được xác định là vùng đất ngập nước quan trọng có diện tích là 155 ha thuộc địa bàn xã Tam Thăng, Tam Phú và phường An Phú. Do đó, để bảo vệ hệ sinh thái Bãi Sậy Sông Đầm, trong thời gian tới cần khảo sát, xây dựng hồ sơ trình thẩm định, thành lập Khu bảo tồn đất ngập nước hồ Sông Đầm, làm cơ sở để triển khai các kế hoạch, hoạt động bảo tồn. Trong đó, tập trung xác định và xây dựng quy hoạch chi tiết khu bảo tồn đất ngập nước hồ Sông Đầm; xác định rõ các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái; ranh giới từng phân khu theo nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm duy trì toàn vẹn cấu trúc, chức năng, đặc tính sinh thái và đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước. Đồng thời xác định rõ đặc trưng, cấu trúc sinh thái của khu vực đất ngập nước hồ Sông Đầm. Xây dựng kế hoạch tổng thể khôi phục, phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước và có lộ trình thực hiện phù hợp./.

 

 

HOÀI AN

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline