Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 12:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án xử lý sạt lở bờ sông

Thứ sáu, 19/04/2024 04:04

TMO - Tỉnh Hậu Giang đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hai dự án xử lý sạt lở đất, làm kè chống sạt lở bờ sông với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng.

Năm 2024, tỉnh Hậu Giang được Thủ tướng Chính phủ phân bổ 200 tỷ đồng để thực hiện 2 dự án là Xử lý sạt lở bờ sông Lái Hiếu, thành phố Ngã Bảy và Xử lý sạt lở bờ kênh Nàng Mau, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp. Trong đó, dự án Xử lý sạt lở bờ sông Lái Hiếu, thành phố Ngã Bảy có tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng; khởi công tháng 3/2024.

Về tiến độ thực hiện, đối với dự án xử lý sạt lở bờ sông Lái Hiếu được khởi công vào đầu tháng 3 vừa qua và dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng vào cuối năm nay. Đến nay, đơn vị thi công đang thực hiện đóng cọc thử và sản xuất bản chắn bê tông cốt thép, ước khối lượng thực hiện đạt 2,63% kế hoạch. Ước giá trị giải ngân từ đầu năm đến cuối tháng 3 vừa qua đạt gần 14 tỷ đồng, chiếm 27,8% kế hoạch vốn được phân bổ.

Đối với dự án xử lý sạt lở bờ kênh Nàng Mau được khởi công thực hiện vào cuối tháng 2, dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay. Về tiến độ thực hiện, đơn vị thi công đang đóng cọc thử và sản xuất bản chắn bê tông cốt thép, ước khối lượng thực hiện đạt 2,26% kế hoạch; giá trị giải ngân từ đầu năm đến nay được hơn 33 tỉ đồng, đạt 22,02% kế hoạch vốn được phân bổ. Theo cam kết của chủ đầu tư tỉnh Hậu Giang thì đảm bảo đến cuối năm nay, đơn vị sẽ giải ngân hết nguồn vốn được Trung ương giao để thực hiện 2 dự án trên.   

Tỉnh Hậu Giang đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hai dự án xử lý sạt lở đất, làm kè chống sạt lở bờ sông với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Ảnh: TA. 

Trước đó, Đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến khảo sát và làm việc với tỉnh Hậu Giang về tình hình xử lý sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng đoàn công tác đề nghị UBND tỉnh Hậu Giang tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo triển khai thi công Dự án xử lý sạt lở bờ sông Lái Hiếu, thành phố Ngã Bảy và Dự án xử lý sạt lở bờ kênh Nàng Mau, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp. Qua đây, đảm bảo mục tiêu cấp bách xử lý sạt lở, ổn định đời sống dân sinh và giải ngân kế hoạch vốn được phân bổ đạt yêu cầu đề ra.

Tỉnh Hậu Giang tăng cường rà soát, ngăn chặn tình trạng xây dựng nhà ở ven sông làm tăng áp lực lên bờ sông gây sụt lún, sạt lở đất, nhất là ở những khu vực có nền đất yếu. Đồng thời, tỉnh cần quan tâm hơn về việc bố trí dân cư, có phương án bố trí dân cư bị ảnh hưởng bởi sạt lở vào nơi ở an toàn và tạo sinh kế phù hợp. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Ban quản lý dự án thực hiện chặt chẽ trình tự hồ sơ, thủ tục, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để sớm hoàn thành.

UBND tỉnh Hậu Giang cam kết, thời gian tới, Hậu Giang sẽ chỉ đạo khẩn trương hoàn thành dự án xử lý sạt lở bờ sông Lái Hiếu, thành phố Ngã Bảy và Dự án xử lý sạt lở bờ kênh Nàng Mau, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp đảm bảo hoàn thành sớm trong năm 2024. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, tỉnh mong Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành trung ương sẽ tiếp tục ủng hộ, tạo điều kiện cho Hậu Giang phát triển hơn nữa trong thời gian tới. 

Từ đầu năm đến nay, Hậu Giang xảy ra 13 điểm sạt lở, chiều dài sạt lở 370 m; diện tích mất đất hơn 1.660m2. 

Tính từ đầu năm đến nay, Hậu Giang xảy ra 13 điểm sạt lở, chiều dài sạt lở 370 m; diện tích mất đất hơn 1.660m2; ước thiệt hại gần 2,3 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước, giảm 1 điểm sạt lở, thiệt hại tăng hơn 1,89 tỷ đồng. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, chỉ tính riêng trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 63 điểm sạt lở, tổng chiều dài 1.550m, diện tích mất đất 9.362m2, ước tổng thiệt hại 5,606 tỉ đồng. So với cùng kỳ năm 2022 tăng 46 điểm sạt lở, chiều dài sạt lở tăng 1.089m, diện tích mất đất tăng 6.528m2, ước thiệt hại tăng 3,544 tỷ đồng.

Trong năm 2023, tỉnh Hậu Giang tiếp tục được Trung ương hỗ trợ 400 tỷ đồng để thực hiện 3 kè chống sạt lở với chiều dài 3.748m và đầu tư bố trí ổn định dân cư khu vực thiên tai, sạt lở bờ sông Cái Côn, huyện Châu Thành. Trung ương hỗ trợ 200 tỷ đồng để thực hiện tuyến kè kênh Lái Hiếu, phường Lái Hiếu, thành phố Ngã Bảy và kênh Nàng Mau, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, qua kiểm tra thực tế tình hình sạt lở thì khu vực này diễn biến khá phức tạp, khả năng sẽ tiếp tục xảy ra sạt lở. Do đó, đề nghị địa phương khẩn trương điều tra, xác minh lại số lượng nhà nằm trong khu vực có nguy cơ cao, đồng thời cắm mốc cảnh báo sạt lở. 

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh sẽ khẩn trương tham mưu cho lãnh đạo tỉnh sớm di dời những hộ dân này ra khỏi vùng sạt lở để đảm bảo tài sản và tính mạng. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án kè chống sạt lở kênh xáng Nàng Mau để hạn chế tình trạng sạt lở ăn sâu vào đất liền.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, việc phát triển hồ chứa ở thượng nguồn hệ thống sông Mê Kông đã làm thay đổi chế độ dòng chảy trên sông, làm mất cân bằng bùn cát dẫn đến hạ thấp đáy sông, xói lở bờ sông kênh rạch. Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác khoáng sản, khai thác cát dọc các con sông cũng làm cho lòng dẫn bị xói sâu, hạ thấp, bờ sông, kênh rạch bị sạt lở, môi trường nước bị ảnh hưởng. 

Để chủ động trong công tác phòng, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra trong những tháng cuối năm, Ban đã chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm, cứu nạn cấp huyện, xã, thực hiện đầy đủ phương châm “4 tại chỗ” và phương châm “chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, trong đó lấy phòng, tránh là chính”. Đồng thời, tỉnh đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi và phòng, chống thiên tai, góp phần giảm thiệt hại do thiên tai gây ra. 

 

 

Ngọc Anh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline