Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 04/04/2025 11:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 04/04/2025

Đẩy mạnh các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ hai, 06/06/2022 11:06

TMO - Hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2022, vừa qua tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, Ủy ban nhân dân thị xã Vĩnh Châu phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức phát động chương trình “Cùng tiến bước vì tương lai”.

Diễn ra từ ngày 5/6 - 31/10/2022, Chương trình “Cùng tiến bước vì tương lai” khuyến khích người tham gia đi bộ và đạp xe thay vì sử dụng xe máy hay các phương tiện dùng năng lượng hoá thạch khác nhằm nêu cao thông điệp “Cùng nhau! Mạnh mẽ hơn! Bền bỉ hơn!"

Chương trình “Cùng tiến bước vì tương lai” khuyến khích người tham gia đi bộ và đạp xe thay vì sử dụng xe máy hay các phương tiện dùng năng lượng hoá thạch khác 

Qua đó, người tham gia sẽ đóng góp bằng hành động cụ thể vào việc làm giảm phát thải khí CO2 ra môi trường, đồng thời nâng cao hiểu biết về các giải pháp công bằng khí hậu cho người dân tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và các nước nghèo, đang phát triển nói chung.

Chương trình dự kiến thu hút ít nhất 4.000 người tham dự trên cả nước, trong đó 50% là phụ nữ, 50% là thanh niên, 10% là người dân tộc thiểu số và ghi nhận tổng chiều dài quãng đường ít nhất 127.420 km bằng 10 lần chiều dài đường kính Trái Đất. Với số người và số km như vậy, ước tính Chương trình sẽ giảm phát thải ít nhất 45.927.8 kg cácbon ra môi trường. 

Các em học sinh tại thị xã Vĩnh Châu tham gia hưởng ứng chương trình 

Chương trình là một trong những hoạt động nổi bật của Dự án “Xây dựng năng lực lãnh đạo cho thế hệ trẻ Việt Nam trở thành Công dân toàn cầu” được tài trợ chung bởi Chương trình Hướng tới Châu Á (Reach Out to Asia - ROTA) của Tổ chức Education Above All (EAA), Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) trong giai đoạn 3 năm từ 2021 - 2024.

Mục tiêu của dự án là trao quyền cho gần 14.000 thanh niên trên cả nước trở thành công dân toàn cầu, tham gia tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững về biến đổi khí hậu và môi trường tại Việt Nam.

Ông Trần Trí Vân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu nhấn mạnh đến việc nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương 

Ông Trần Trí Vân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu, Trưởng Ban quản lý dự án Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu thị xã Vĩnh Châu cho biết: Hưởng ứng chủ đề Ngày Môi trường thế giới; Tháng hành động vì môi trường năm 2022, UBND thị xã phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức các hoạt động Đạp xe hưởng ứng ngày môi trường toàn cầu và tham gia trồng rừng dự án B4 tại xã Vĩnh Hải.

Qua đó nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy và nhận thức về lối sống bền vững hài hòa với thiên nhiên; xây dựng đạo đức, văn hóa, văn minh sinh thái trong ứng xử với tự nhiên; xây dựng bộ tiêu chí văn hóa, lối sống xanh trong toàn xã hội. 

Ông Tạ Việt Anh, Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ Chương trình dự án An sinh xã hội Việt Nam (AFV) tại lễ phát động 

Sau hoạt động đạp xe hưởng ứng Ngày môi trường thế giới, các đại biểu đã tham gia trồng rừng Dự án B4 tại xã Vĩnh Hải. Ông Tạ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, cho biết: Chương trình được tổ chức tại thị xã Vĩnh Châu nhằm hướng tới phát triển rừng ngập mặn, giảm tải lượng phát thải khí carbon trong thiên nhiên và hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ, trong đó có bảo vệ môi trường thiên nhiên, chống biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu.

Một trong những mục đích cuối cùng là làm thay đổi nhận thức của người dân về lợi ích của việc phát triển rừng ngập mặn và đặc biệt là sinh kế dưới tán rừng cũng như tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ thiên nhiên, môi trường ở vùng đất này.

Bên cạnh đó, AFV tiếp tục tham gia chương trình này với mục tiêu sẽ có hơn 10.000 người tham gia dùng hành động cụ thể của mình trong cuộc sống hàng ngày góp phần giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường, thông qua việc đi bộ, đi xe đạp, dùng các phương tiện công cộng.

Khách mời cùng đại biểu tham gia trồng rừng ngập mặn tại thị xã Vĩnh Châu.

Thay mặt các bạn trẻ tham gia hoạt động đạp xe trong khuôn khổ Lễ phát động, bạn Kiêm Phêl, Phó nhóm Thanh niên Hành động vì Mục tiêu Phát triển Bền vững (Y4SDG) xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng chia sẻ: Hiện nay biến đổi khí hậu tại khu vực của em ngày càng diễn biến rõ rệt và phức tạp ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và sản xuất của người dân. Đặc biệt là vào mùa mưa thường xảy ra sạt lở bờ sông ảnh hưởng trực tiếp đến đi lại và giao thương hàng hóa, đồng thời vào mùa nắng thường xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn sâu vào nội đồng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Thông qua chương trình, em hi vọng mỗi bạn thanh niên đều ý thức được vai trò của mình trong sự phát triển của đất nước, chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh, và bền vững hơn. 

Là một trong những quốc gia chịu nhiều bất lợi về thiên tai và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam đã có nhiều cam kết ngăn ngừa và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu qua một loạt các chính sách quốc gia và các biện pháp thích ứng cụ thể.

Tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam và Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam tổ chức hoạt động trồng rừng ngập mặn “Xanh lên Việt Nam ơi”.

Năm 2011, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu với các mục tiêu cho giai đoạn 2016–2050 đã được ban hành. Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh bao gồm các mục tiêu và biện pháp giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu, Luật Phòng chống thiên tai nhằm giải quyết các hiểm họa thiên nhiên đa dạng, chủ yếu liên quan đến khí hậu đã được ban hành vào các năm 2012-2013.

Việt Nam đã phê chuẩn Thỏa thuận Paris vào ngày 3/11/2016 và đã nộp Kế hoạch đóng góp tự nguyện quốc gia tự quyết – bản cập nhật năm 2020. 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam khi Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 chính thức có hiệu lực, bước vào giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ nhằm thực hiện hoá mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị COP26.

 

Hồng Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline