Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 04:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Đẩy mạnh bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Thứ ba, 23/01/2024 08:01

TMO - Nhận thức rõ tầm quan trọng của tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Những năm qua chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường.  

Trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, tỉnh Hưng Yên đã có nhiều giải pháp thiết thực vận động người dân thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức, trách nhiệm với công tác bảo vệ môi trường, chung sức cùng cộng đồng góp phần cải tạo cảnh quan, nâng cao chất lượng môi trường sống.

Tháng 3/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 318/QĐ-TTg Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó tiêu chí môi trường trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao gồm 12 nội dung với những yêu cầu cao hơn. Từ đây, các địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu trong quá trình xây dựng nông thôn mới. 

Tại huyện Tiên Lữ, nhận thức rõ tầm quan trọng của tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM kiểu mẫu, huyện luôn coi trọng và triển khai quyết liệt các giải pháp bảo vệ môi trường, huy động các nguồn lực và sự vào cuộc của người dân. Đến nay, trên địa bàn huyện Tiên Lữ đã thành lập và duy trì hiệu quả hoạt động của 72 tổ, đội vệ sinh môi trường tự quản, bảo đảm việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình đến các bãi chôn lấp, bãi tập kết rác thải theo quy định. Mỗi tổ hoạt động thu gom trung bình 2-3 buổi/tuần. Thống kê của ngành chức năng huyện cho thấy, trên 60% số hộ thực hiện phân loại và xử lý rác thải tại nguồn, 2.400 hộ thực hiện xử lý rác thải hữu cơ tại gia đình bằng chế phẩm sinh học IMO, gắn 455 biển mô hình nhà sạch - vườn đẹp, nhà sạch-ngõ sạch...

Người dân tại các địa phương chú trọng công tác bảo vệ cảnh quan môi trường. 

Những năm qua, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh Hưng Yên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; đồng thời triển khai nhiều mô hình hiệu quả thiết thực, làm thay đổi hành vi, sống thân thiện với môi trường, hạn chế tình trạng vứt rác thải, vỏ thuốc bảo vệ thực vật, góp phần làm môi trường nông nghiệp, nông thôn ngày càng xanh, sạch, đẹp. Mô hình “Bể thu gom rác thải nguy hại trên đồng ruộng” bảo vệ môi trường được Hội Nông dân huyện Khoái Châu triển khai tại 25 xã, thị trấn.

Từ khi các mô hình được triển khai đã được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đánh giá hiệu quả và được nông dân nhiệt tình hưởng ứng. Từ hiệu quả đạt được của các mô hình “bể thu gom rác thải nguy hại trên đồng ruộng”, các cấp hội trong huyện đã phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng hơn 300 “bể thu gom rác thải nguy hại trên đồng ruộng” trên các cánh đồng. Các “bể thu gom rác thải nguy hại trên đồng ruộng” đã hạn chế được nguy cơ tiềm ẩn về tình trạng ô nhiễm môi trường.

Thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã hướng dẫn các cấp hội trong tỉnh xây dựng 56 chi hội phụ nữ “5 không, 3 sạch” xây dựng NTM; khảo sát hướng dẫn ra mắt mô hình "10 hộ liền kề" và tặng 3.450 chiếc làn nhựa cho các hộ tham gia mô hình… Hướng dẫn hội viên vận động các thành viên gia đình bỏ rác thải đúng nơi quy định, thực hiện phân loại và xử lý rác thải hữu cơ, không sử dụng đồ nhựa dùng một lần; tiết kiệm điện, nước… thực hiện tiêu chí 3 sạch: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và nhân rộng mô hình khu phố. ngõ xóm 3 sạch. Đến nay, toàn tỉnh có 566 mô hình khu phố ngõ xóm 3 sạch. Đồng thời, duy trì hoạt động các câu lạc bộ Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilon và chống rác thải nhựa, mô hình phế liệu sạch, tổ nhóm phụ nữ tự quản về VSMT, chi hội xanh, sạch đẹp, đoạn đường do phụ nữ tự quản về VSMT…

Các cấp hội đẩy mạnh triển khai nhiều mô hình, chương trình nhằm nâng cao chất lượng môi trường tại địa phương. 

Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã xây dựng Đề án "Phụ nữ Hưng Yên thực hiện phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2023-2026". Ngày 19/01/2023, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 178/QĐ-UBND phê duyệt Đề án, triển khai tại 161 cơ sở trong 4 năm. Năm 2023, Đề án đã được triển khai tại 40 xã với các hoạt động như: tuyên truyền, hướng dẫn hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình bằng công nghệ IMO; thu gom pin đã qua sử dụng, tổ chức thăm, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ dân thực hiện Đề án..

Những năm qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có nhiều cách làm sáng tạo để xây dựng các mô hình tự quản bảo vệ môi trường ở khu dân cư. Theo thống kê của Ủy ban MTTQ tỉnh Hưng Yên, hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 200 mô hình tự quản về bảo vệ môi trường ở khu dân cư với các tên gọi khác nhau như: Tổ tự quản về vệ sinh môi trường, câu lạc bộ bảo vệ môi trường, các tuyến đường tự quản về bảo vệ môi trường.

Đến hết tháng 11/2023, tỉnh Hưng Yên đã có 93 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt 155% kế hoạch đặt ra tới năm 2025; có 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, đạt 73% kế hoạch đặt ra tới năm 2025.  Thời gian tới, tỉnh Hưng Yên tiếp tục chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đảm bảo kết nối chặt chẽ thành thị với nông thôn đồng bộ, hiện đại. Nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu quả quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của cơ sở trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, tiến tới xây dựng nông thôn mới thông minh. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư. Phát huy mọi nguồn lực xã hội trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, thông minh. Đồng thời tiếp tục triển khai hiệu quả tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

 

 

Minh Hằng

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline