Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 09:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

Đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi đáp ứng đa mục tiêu

Thứ sáu, 06/10/2023 14:10

TMO - Tỉnh Hòa Bình chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi theo hướng hiện đại hóa, phục vụ đa mục tiêu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, tăng hiệu quả cấp nước cho sản xuất. 

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Bình cho biết, đến nay trên địa bàn tỉnh có 1.915 công trình và hệ thống công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng kiên cố và bán kiên cố bằng nhiều nguồn vốn chủ động phục vụ cho các vụ sản xuất, bao gồm: Tưới bằng trọng lực 1.816 công trình phục vụ tưới cho khoảng 37.116 ha lúa và 8.850 ha màu, 1.103 ha cây công nghiệp và cây ăn quả, 3.345 ha cây vụ đông; Tưới bằng động lực 78 công trình, phục vụ tưới, tiêu cho khoảng 1.676 ha lúa, 1035 ha màu, 933 ha cây công nghiệp và cây ăn quả, 358 ha cây vụ đông; Tưới kết hợp trọng lực và động lực: 21 trạm thủy luân phục vụ tưới cho khoảng 898 ha lúa, 70 ha màu và 93 ha cây vụ đông.

Tính đến 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có tổng số 3.723,3 km kênh mương tưới các loại, đã kiên cố hoá được 2.125,5 km, tương ứng với 57,1%, đạt theo kế hoạch đề ra (từ 55 - 60%). Trên toàn tỉnh hiện có 544 hồ chứa thủy lợi các loại, trong đó có 474 hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập (49 hồ lớn, 151 hồ đập loại vừa, 274 hồ đập loại nhỏ) và 70 hồ chứa không thuộc phân loại hồ tại Nghị định 114/2018/NĐ-CP. Qua kiểm tra, báo cáo của các huyện, thành phố, Công ty Khai thác công trình thủy lợi, phần lớn các công trình đập, hồ chứa nước trên địa bàn các huyện được đánh giá đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ năm 2023. 

Hạ tầng đê điều trên địa bàn tỉnh đang từng bước được hoàn thiện, địa phương này hiện có 48,927 km đê, trong đó bao gồm 6,818 km tăng thêm so với giai đoạn trước là tuyến đê ngăn lũ sông Bôi kết hợp đường giao thông chạy lũ (đoạn cầu Chi Nê, xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình đến xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) đã hoàn thành thi công đang hoàn thiện các thủ tục để nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng; các tuyến đê còn lại thuộc các huyện Lương Sơn, Yên Thủy và thành phố Hòa Bình gồm có 03 truyến đê cấp III dài 9,2km do Trung ương quản lý là đê Đà Giang, đê Quỳnh Lâm, đê Ngòi Dong; 02 tuyến đê cấp IV dài 23,730 km và 03 tuyến đê cấp V dài 9,18 km do địa phương trực tiếp quản lý. Hệ thống đê điều liên tục được xây mới, nâng cấp và mở rộng trong những năm gần đây và ngày càng kiên cố.

Ngoài ra, hạ tầng phòng chống thiên tai được nâng cấp. Các tuyến kè chống sạt lở bờ sông suối đảm bảo an toàn cho đê điều, người dân và các diện tích lúa, hoa màu của người dân cũng được quan tâm sửa chữa nâng cấp, trong đó có các dự án như kè bảo vệ 2 bờ sông đà hạ lưu đập Hòa Bình; kè sạt lở và chỉnh trị sông Bôi, sông Bùi. Từ năm 2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã bố trí nguồn kinh phí xây dựng 45 công trình Phòng chống sạt lở bờ sông, bờ suối với chiều dài trên 58km kè (trong đó, có 24 công trình đã hoàn thành và 21 công trình đang xây dựng, đã có kế hoạch thực hiện) với tổng kinh phí 4.044.300 triệu đồng gồm ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Với việc nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đặc biệt chú trọng đến thích ứng có hiệu quả với các tác động bất lợi của hạn hán, thiếu nước, lũ, ngập lụt, úng.  

Tỉnh Hòa Bình hướng đến mục tiêu triển hạ tầng thủy lợi tỉnh Hòa Bình nhằm bảo đảm đến năm 2030 cấp nước cho 60% diện tích gieo trồng hàng năm đặc biệt là phát triển ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm và đến 2050 cấp nước cho 100% diện tích gieo trồng và 60% tưới tiết kiệm ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm. Chủ động tiêu, thoát nước, tăng diện tích tiêu bằng động lực, đảm bảo tiêu thoát ở các vùng thấp trũng phục vụ dân sinh, nông nghiệp.

Giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nâng cấp sửa chữa 354 công trình (trong đó 328 công trình do trình địa phương quản lý và 26 công do Công ty TNHH MTV quản lý) gồm: 304 hồ chứa (145 công trình cần được ưu tiên sửa chữa cấp bách để đảm bảo mức độ an toàn), 50 đập dâng, mương kiên cố và trạm bơm các loại với tổng kinh phí 3.137,4 tỷ đồng. Xây mới 107 công trình trong đó có 45 hồ chứa, 49 đập dâng, mương dẫn, 13 trạm bơm các loại với tổng kinh phí 2.984,9 tỷ đồng. Đưa vào khai thác sử dụng 407 hồ chứa thủy lợi kết hợp nuôi trồng thủy sản, du lịch, thể thao, cảnh quan, điều hòa. Đưa vào khai thác sử dụng 26 hồ chứa thủy lợi kết hợp khai thác thủy điện.

Chủ động thích ứng có hiệu quả với các tác động bất lợi của hạn hán, thiếu nước, lũ, ngập lụt, úng, xói lở bờ sông, ... kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và giải pháp phi công trình. Bảo đảm an toàn công trình, vùng hạ du đập, hồ chứa thủy lợi. Phát triển công trình hồ thủy lợi kết hợp phát triển năng lượng điện và kết hợp nuôi trồng thủy sản, khai thác du lịch, việc xây dựng mới các công trình hồ chứa các hoạt động du lịch, kết hợp nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác liên quan cần được cấp giấy phép theo quy định tại Điều 44 Luật Thủy lợi. 

Với việc nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, đảm bảo nguồn nước cho sản xuất đã góp phần đưa các chỉ tiêu nông nghiệp hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông, lâm, thủy sản năm 2022 ước đạt 4,8%, tăng 0,3% so với kế hoạch giao; giá trị sản xuất theo giá so sánh ước đạt 12,53 nghìn tỷ đồng. Giá trị sản xuất trồng trọt theo giá so sánh ước cả năm đạt 7,2 nghìn tỷ đồng, tăng 5,16% so với cùng kỳ. Diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 117 nghìn ha, bằng 98,6 kế hoạch, trong đó cây lương thực có hạt 71 nghìn ha, sản lượng ước đạt 36,6 vạn tấn; giá trị thu nhập trên 1ha diện tích đất canh tác trồng trọt ước đạt 155 triệu đồng, tăng 15 triệu đồng so với năm 2021.

Thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh cho thấy, riêng 6 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 0,73%, trong đó Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,45%; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 19,06% trong cơ cấu kinh tế. Trong lĩnh vực trồng trọt, diện tích gieo trồng cây hằng năm ước đạt 72,5 nghìn ha, tăng 1,69% so với kế hoạch; diện tích cây lương thực có hạt đạt 35,76 nghìn ha.

Hệ thống công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp tại các địa phương. Ảnh: LT. 

Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt xác định rõ các quan điểm, mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể để củng cố, phát triển hạ tầng thủy lợi. Trong đó, đầu tư phát triển thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, nâng cao năng lực tưới tiêu chủ động cho các loại cây trồng, trước hết cho lúa, nuôi trồng thủy sản và các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, tạo nguồn cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế.

Củng cố, xây dựng hệ thống đê sông, đê biển, hệ thống công trình ngăn lũ, thoát lũ, phòng chống sạt lở nhằm chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên. Quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước theo lưu vực sông kết hợp với đơn vị hành chính. Cân đối, điều hòa nguồn nước trong phạm vi toàn quốc, vùng, lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Giải quyết những tồn tại, thách thức lớn trong công tác thủy lợi, phòng, chống thiên tai mang tính liên vùng, liên tỉnh như hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, hạ thấp mực nước, lũ, ngập lụt, úng, lũ quét, sạt lở đất, xói lở bờ sông, bờ biển. Bên cạnh đó, tạo đủ nguồn nước cấp nước cho sinh hoạt nông thôn, cấp và tạo nguồn nước cho khu đô thị, công nghiệp, khu kinh tế... từ công trình thủy lợi; cấp nước chủ động cho hoạt động kinh tế ven biển, các đảo đông dân cư. Phục hồi, bổ sung nguồn nước trên một số sông, kênh, hệ thống thủy lợi đang bị ô nhiễm, đảm bảo chất lượng nước đáp ứng yêu cầu cho các hoạt động sử dụng nước, góp phần cải tạo môi trường.

Về tiêu, thoát nước, chủ động tiêu, thoát nước ra sông chính, đảm bảo tiêu thoát ở vùng đồng bằng, vùng thấp trũng phục vụ dân sinh, sản xuất. Đáp ứng tiêu chủ động cho các khu đô thị, dân cư tập trung, hạ tầng khác tiêu vào hệ thống công trình thủy lợi; duy trì hợp lý diện tích chứa, trữ, điều tiết nước mưa. Ngoài ra, đó là việc chủ động nguồn nước tại chỗ ứng phó với hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất tại các vùng thường xuyên thiếu nước. Chủ động kiểm soát mặn, ngọt trong nội đồng tại các vùng cửa sông và vùng ven biển; có giải pháp chủ động cấp đủ nước cho sinh hoạt khi xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn. Giải quyết dứt điểm nước sinh hoạt cho một số vùng đặc biệt khó khăn về nước thuộc vùng miền núi phía Bắc, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long,…

Theo Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay cả nước có hơn 86.200 công trình thủy lợi, trong đó 6.750 hồ chứa, 27.754 cống các loại, 16.057 đập tạm; 900 hệ thống thủy lợi có quy mô phục vụ từ 200ha trở lên, 122 hệ thống thủy lợi vừa và lớn với diện tích phục vụ hơn 2.000ha. Các công trình thủy lợi bảo đảm phục vụ khoảng 4,28 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp, cấp nước cho 686.600ha nuôi trồng thủy sản; ngăn mặn cho khoảng 870.000ha, cải tạo chua phèn cho 1,6 triệu ha.

Những công trình này góp phần quan trọng trong điều hòa nguồn nước, phòng, chống thiên tai như: Hạn hán, xâm nhập mặn, lũ, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái gắn với nước. Nhằm phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi trong thời gian tới,  Cục Thủy lợi tăng cường tuyên truyền, truyền thông để nâng cao nhận thức về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo đảm an ninh nguồn nước cũng như an toàn đập, hồ chứa nước. Đổi mới cơ chế tài chính và huy động nguồn lực cho xây dựng lộ trình thực hiện giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi, dịch vụ khác; huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, trong đầu tư, quản lý, khai thác các công trình thủy lợi. Mặt khác, cần nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, điều tra cơ bản; chủ động phát triển, tích trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước, cấp, tiêu, thoát nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế-xã hội, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

 

 

Minh Thùy

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline