Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 14:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Đáp ứng nhu cầu nước sạch cho người dân khu vực nông thôn

Thứ ba, 02/05/2023 13:05

TMO - Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2023 tỉnh Lào Cai triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và hành động của các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể và cả cộng đồng trong bảo vệ nguồn nước, giữ vệ sinh môi trường, đầu tư phát triển và quản lý, vận hành tốt các công trình cấp nước, đảm bảo cung cấp nước sạch an toàn, đầy đủ phục vụ người dân.

Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường hằng năm từ ngày 29-4 đến ngày 6-5 do Thủ tướng Chính phủ phát động từ năm 1998 và được các ban ngành Trung ương, địa phương và nhân dân cả nước tích cực hưởng ứng giúp đạt nhiều kết quả đáng khích lệ về cấp nước và vệ sinh. Đến nay, hoạt động đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về cấp nước và vệ sinh, góp phần làm thay đổi chất lượng và điều kiện sống của người dân nông thôn.

Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn luôn được Chính phủ quan tâm, được sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế, sự tham gia chủ động, tích cực của chính quyền địa phương và nhân dân. Đến nay, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh hơn 92%, 56% sử dụng nước đạt quy chuẩn Việt Nam, 94% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu (80% có nhà tiêu hợp vệ sinh), 96% trường học, trạm y tế có công trình cấp nước và vệ sinh.

Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đang được triển khai rộng rãi tại khắp các địa phương trên cả nước. 

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 318/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022-2025, trong đó nhấn mạnh và nâng chỉ tiêu tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước sạch đạt quy chuẩn. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1978/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, Chiến lược đặt ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về cấp nước và vệ sinh nông thôn hướng tới phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân nông thôn, thu hẹp dần khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Theo Chương trình, mục tiêu đến năm 2030, có 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn, tối thiểu 60 lít/ngày. Đến năm 2045, phấn đấu 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, bền vững; 50% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 30% nước thải sinh hoạt được xử lý; 100% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.

Năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn chủ đề “Nước an toàn và đầy đủ cho mọi người” với mục đích nâng cao hiểu biết, trách nhiệm, sự tham gia của người dân và chính quyền địa phương trong việc cùng thúc đẩy thực hiện cấp nước an toàn, đảm bảo an ninh nguồn nước, vệ sinh môi trường và thực hành tốt vệ sinh cá nhân để hướng tới bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. 

Trong 5 năm từ 2018-2022, quá trình đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai thông qua các chương trình, dự án, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương như: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, dân tộc thiểu số, Chương trình 134, 135, 30a, Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, vay vốn WB, giai đoạn 2016 – 2022,... Nước sinh hoạt hợp vệ sinh có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của người dân. Với mục tiêu phấn đấu sẽ có 98% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai đã tích cực trong việc bảo vệ nguồn nước và đưa nước sạch về nông thôn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 839 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn, các công trình cấp nước đa số có quy mô nhỏ, gồm: 35 công trình có công suất thiết kế cấp nước cho trên 250 hộ; 112 công trình cấp cho từ 100-250 hộ, 692 công trình cấp nước dưới 100 hộ) đảm bảo cho 96% tỷ lệ số hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh.

Đến hết năm 2022, các chỉ tiêu về nước sạch đã cơ bản đạt mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, cụ thể: Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96% (tăng 6% so với năm 2018); trong đó, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh từ công trình cấp nước sinh hoạt tập trung chiếm 38,6%.Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN là 41% (tăng 7% so với năm 2018); trong đó, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN từ công trình cấp nước sinh hoạt tập trung chiếm 12,8%;Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 87,6% (trong đó 92,7% có nhà tiêu); 100% trường học, trạm y tế có công trình cấp nước và vệ sinh.

Tỉnh Lào Cai chú trọng đảm bảo nước sạch cho người dân khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số. 

Để nhân dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đúng quy chuẩn của Bộ Y tế trong thời gian tới UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, tổng hợp các danh mục công trình cấp nước tập trung hư hỏng xuống cấp đề xuất xem xét, bố trí nguồn lực sửa chữa, nâng cấp các công trình và chất lượng nước đạt quy chuẩn; đảm bảo cấp nước sạch thường xuyên liên tục, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu các loại bệnh liên quan đến nước; nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách cấp bù giá nước từ ngân sách tỉnh để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước, quản lý công trình.

Đề xuất xây dựng chính sách “Hỗ trợ đầu tư, nâng cấp công trình nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023 - 2030” trình HĐND tỉnh ban hành trong năm 2023. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh cân đối bố trí nguồn lực triển khai thực hiện các Chương trình, chính sách liên quan đến lĩnh vực cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn.

Sở Y tế khẩn trương trình UBND tỉnh ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt cho công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và công trình cấp nước nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình để làm cơ sở căn cứ triển khai đánh giá, thẩm định đối với các xã về đích nông thôn mới nâng cao, hoàn thành trong năm 2023. UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai có hiệu quả việc giao kế hoạch thu chi tiền sử dụng nước từ công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn cùng với giao dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các đơn vị quản lý.

Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia NS&VSMT năm 2023, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến ộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình…), treo băng rôn biểu ngữ, áp phích, phân phát 2 tài liệu, tờ rơi với mục tiêu, nội dung, nhân tố điển hình, bài học hay về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại địa phương.

Tổ chức các chiến dịch truyền thông trực tuyến trên các trang mạng xã hội, trang web của các tổ chức chính trị xã hội, các trường học tại địa phương nhằm giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng về sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân để nâng cao sức khỏe và phòng chống dịch bệnh. Đối với các trường học, có thể tổ chức các sự kiện truyền thông, hoạt động truyền thông trực tiếp trong trường học hoặc lồng ghép hoạt động khác phù hợp. Tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, cơ quan, trường học; vệ sinh hộ gia đình (như bể nước, dụng cụ trữ nước) gắn với việc sử dụng nước tiết kiệm, hợp vệ sinh, xây dựng nếp sống xanh, sạch, đẹp tại mỗi khu dân cư.

 

 

Hoàng Ngân 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline