Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 13/07/2025 14:07

Tin nóng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Chủ nhật, 13/07/2025

Đánh giá kỹ tác động môi trường, hệ sinh thái đối với dự án đường kết nối qua cầu Mã Đà

Thứ năm, 08/05/2025 19:05

TMO - Các Bộ, ngành cần hướng dẫn, phối hợp với UBND tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai trong quá trình triển khai đối với các nội dung liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Theo Bộ Xây dựng, căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và trong khu vực, tỉnh Đồng Nai và Bình Phước đã thống nhất lựa chọn phương án kết nối từ thành phố Đồng Xoài đi theo đường tỉnh ĐT.753, qua cầu Mã Đà sang địa phận tỉnh Đồng Nai, đi theo các tuyến đường địa phương kết nối với đường Vành đai 4 - TP. HCM nhằm lưu thông thuận tiện và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ.

Theo phương án này, tuyến đường có tổng chiều dài khoảng 74km. Trong đó, đoạn tuyến qua địa phận tỉnh Bình Phước có chiều dài khoảng 30km (từ thành phố Đồng Xoài đến cầu Mã Đà); đoạn tuyến qua địa phận tỉnh Đồng Nai có chiều dài khoảng 44km (từ cầu Mã Đà đến đường Vành đai 4 – TP. HCM). Trong đó có khoảng 27km đi qua Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai.

Rừng Mã Đà, hồ Trị An - nơi có cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng... Ảnh minh họa.

Với đoạn tuyến đi qua địa bàn Đồng Nai, phương án được đề xuất là xây dựng khoảng 5km cầu cạn đi qua khu vực rừng tự nhiên và mở mới đoạn tuyến khoảng 17km với quy mô đầu tư từ 4-10 làn xe. Phương án hướng tuyến theo đề xuất của 2 địa phương sẽ bảo đảm kết nối trung tâm tỉnh Bình Phước và tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây (đường Hồ Chí Minh) với đường Vành đai 4 – TP. HCM.

Tại văn bản chỉ đạo mới đây về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước và UBND tỉnh Đồng Nai tiếp thu ý kiến của Bộ Xây dựng để thực hiện nghiên cứu đầu tư tuyến đường nêu trên theo quy định, hoàn tất các quy trình thủ tục theo quy định (trong trường hợp đầu tư dự án), trong đó lưu ý rà soát, đánh giá kỹ lưỡng các tác động đến môi trường, hệ sinh thái, liên kết đa dạng sinh học, lâm nghiệp, di sản văn hóa, điều ước quốc tế… 

Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ Xây dựng, Nông nghiệp và Môi trường, Tài chính hướng dẫn, phối hợp với UBND tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai trong quá trình triển khai đối với các nội dung liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thứ 580 của thế giới vào ngày 29/6/2011. Với tổng diện tích 969.993ha, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được hình thành trên cơ sở mở rộng Di sản Thiên nhiên Thế giới Cát Tiên cũ (công nhận ngày 10/11/2001).

Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai gồm vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp, trải rộng trên địa bàn các tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước và Đắk Nông, trong đó 80% diện tích bảo tồn nằm ở tỉnh Đồng Nai. Nơi đây gắn liền với những địa danh như Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn Thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai, Khu bảo tồn vùng nước nội địa Trị An-Đồng Nai, Khu Ramsar Bàu Sấu.

Với giá trị đa dạng sinh học cao, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai là mái nhà chung của hơn 1.400 loài thực vật, là môi trường sống lý tưởng cho các loài động vật, nhất là động vật có vú, chim, bò sát và cá… với khoảng 1.781 loài. Tại đây còn có rừng mưa ẩm nhiệt đới cuối cùng còn sót lại ở miền Nam Việt Nam với rất nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng như voi châu Á, bò tót, gấu chó…, đặc biệt là loài tê giác một sừng và các loài cây quý hiếm như cẩm lai, gõ đỏ, giáng hương…

Nơi đây cũng được đánh giá có nhiều động vật hoang dã, quý hiếm.

Ngoài ra, vùng đất này còn ẩn chứa cả một kho tàng văn hóa phong phú và đa dạng với hơn 13 dân tộc anh em cùng sinh sống, góp phần tạo nên những nét độc đáo không thể lẫn được với bất kỳ vùng đất nào khác. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai còn ẩn chứa các giá trị văn hóa như di chỉ khảo cổ học Cát Tiên có niên đại từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 6 với bộ Lynga-Yoni lớn nhất khu vực Đông Nam Á và còn nhiều điều bí ẩn đầy thách thức đối với các nhà khoa học.

Ở đây, gần như các phong tục tập quán từ bao đời nay vẫn còn được lưu giữ và bảo tồn cho đến ngày nay như một nét đẹp đặc trưng. Đây là hình mẫu về bảo tồn đa mục đích - một mô hình phát triển bền vững hài hòa giữa con người và thiên nhiên dựa trên sự đa dạng sinh học và đa dạng văn hóa được duy trì từ xa xưa của các đồng bào dân tộc ít người, các phong tục tập quán truyền thống được bảo tồn gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học. Vì thế, nơi đây còn được gọi là “phòng thí nghiệm ngoài trời” rất lý tưởng để tiến hành các nghiên cứu khoa học, cũng như đưa ra những đề xuất mới về bảo tồn và phát triển.

 

 

ĐOÀN VINH

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline