Hotline: 0941068156

Thứ tư, 27/11/2024 05:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ tư, 27/11/2024

Dẫn nước về vùng hạn mặn liệu có khả thi?

Thứ sáu, 22/03/2024 14:03

TMO – Hầu như các sông ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ đều trong tình trạng lưu lượng nước giảm, chưa kể đến yếu tố chất lượng nguồn nước. Do đó, việc đưa nước về vùng hạn mặn cần nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng, thậm chí không khả thi.

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đặc biệt là các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng đang đối diện nguy cơ thiếu hụt nước nghiêm trọng do nắng nóng kéo dài dẫn đến hạn hán và tình trạng xâm nhập mặn. Hạn mặn đã và đang tác động mạnh đến đời sống người dân và tình hình sản xuất nông nghiệp tại các địa phương này.

Theo các chuyên gia, khu vực ĐBSCL đang ở cao điểm hạn hán, xâm nhập mặn của mùa khô 2024, trong đó một số địa phương không có nguồn nước bổ sung, chỉ có thể tích nước tại chỗ nên đang gặp nhiều khó khăn. Điều này khác với các tỉnh còn lại của ĐBSCL. Qua khảo sát, một số địa phương đang bị sụt lún nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu do người dân tích nước ngọt để phục vụ sản xuất, sinh hoạt, trong khi hầu như không có mưa, cộng với nắng nóng gay gắt nên nước bốc hơi nhiều khiến hạn hán đến nhanh hơn, đồng ruộng, vườn thiếu nước nên đã gây ra tình trạng sụt lún.

Khu vực ĐBSCL đang bước vào mùa khô, cảnh báo hạn, mặn.

Để tạm thời khắc phục tình trạng này, các chuyên gia cho biết, các địa phương vùng ĐBSCL cần hạn chế các phương tiện trọng tải lớn lưu thông ở các tuyến kênh, mương, tuyến đường kết hợp kênh mương. Tính toán phương án tích trữ nước không tập trung để bơm nước bổ sung từ các vùng sản xuất lân cận, đồng thời cần tính toán đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng (sản xuất lúa 2 vụ sang 1 vụ lúa kết hợp 1 vụ tôm, như vậy đến mùa hạn mặn có thể cho nước mặn vào nuôi tôm. Nếu chuyển đổi được thì vừa ổn định sản xuất vừa hạn chế tình trạng sụt lún.

Một số ý kiến cho rằng, phải nghiên cứu các giải pháp, tính đến phương án chuyển nước về vùng hạn mặn, cụ thể là làm cống âu thuyền ngăn mặn, đồng thời chuyển nước từ hệ thống sông Tiền, sông Hậu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, việc chuyển nước từ hệ thống sông Tiền, sông Hậu về vùng hạn mặn là hoàn toàn khả thi và chắc chắn phải làm. Tuy nhiên, việc dẫn nước phải tính đến cả yếu tố về giá thành và phải tính đến phương án chuyển đổi sản xuất với những cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Một số ý kiến đề xuất đưa nước từ sông Đồng Nai về vùng hạn mặn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng không thể thực hiện vì lưu vực sông Đồng Nai dù đã có hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng, Phước Hòa nhưng vẫn thiếu tới 5 tỷ mét khối nước/năm và phải tiếp tục dẫn nước từ sông Bé về TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, hệ thống sông này còn đang thiếu thì không thể dẫn đi đâu được.

Đề xuất đưa nước sông Đồng Nai và khu vực hạn mặn ĐBSCL được xác định không khả thi.  

Đồng tình với quan điểm trên, một số chuyên gia cũng cho rằng, phương án đưa nước từ sông Đồng Nai về vùng hạn mặn miền Tây rất khó khả thi vì vào mùa khô hạn, các sông đều ít nước chứ không riêng gì một số khu vực ở ĐBSCL. Chưa kể chất lượng nguồn nước sông Sài Gòn, Đồng Nai chưa đảm bảo, nếu dẫn nước vượt hàng trăm km về miền Tây cần tính toán vấn đề kinh phí và môi trường. Vì vậy theo chuyên gia, dẫn nước từ các sông ở xa hàng trăm km về nơi khô hạn cần có sự vào cuộc của các Bộ, ngành liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học để nghiên cứu.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 1 trong 38 quy hoạch quốc gia chuyên ngành, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sớm. Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 này phải đảm bảo đồng bộ cùng các quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch các địa phương, từ đó các địa phương đưa ra quy hoạch chi tiết cho từng ngành, từng vùng. Quy hoạch cũng nêu ra những vấn đề trọng tâm, trọng điểm cần phải làm ngay, nghiên cứu để đảm bảo vấn đề môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước. Quy hoạch thủy lợi cũng gắn chặt với phòng, chống thiên tai vì thực tế, trong phát triển hạ tầng, thì hạ tầng thủy lợi rất quan trọng, nhiều lúc quyết định giảm nhẹ thiên tai như hạn hán, sạt lở, xâm nhập mặn, nhất là trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam ngày càng rõ rệt và cực đoan.

Vùng ĐBSCL gồm 13 tỉnh thành phố với diện tích khoảng 40.000 km2, dân số hơn 17,4 triệu người. Vùng ĐBSCL chiếm 50% sản lượng lúa gạo, 65% thuỷ sản, và đóng góp 17% GDP cả nước. Sản xuất nông nghiệp, thủy sản đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của các địa phương trong vùng. Biến đổi khí hậu hình thành nhiều loại hình thời tiết cực đoan trong đó có nắng nóng kéo dài, khô hạn. Do đó, việc ứng phó với khô hạn, xâm nhập mặn là một trong các nhiệm trọng tâm, ưu tiên hàng đầu.

 

 

MỸ PHỤNG

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline