Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 04/04/2025 06:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 04/04/2025

Đảm bảo nguồn nước, tập trung chống hạn cho cây trồng

Thứ năm, 03/04/2025 06:04

TMO - Hiện đang bước vào cao điểm của mùa khô, nắng nóng, ít mưa khiến lượng nước tại các sông, hồ, suối trên địa bàn huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) bị giảm sút nhanh chóng. Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng rất lớn. Trước tình hình trên, UBND huyện Lâm Hà Đã chỉ đạo các địa phương tập trung nguồn nước, đảm bảo an toàn sản xuất, nhất là đối với diện tích cây nông nghiệp.

Ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh Lâm Đồng nhận định, căn cứ dự báo tình hình thời tiết, thủy văn và thực tế của các địa phương thì hiện các công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn có thể đáp ứng nhu cầu cấp nước. Tuy nhiên trong thời gian tới, nếu xuất hiện nắng nóng kéo dài, hạn hán có khả năng gây ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của người dân các huyện. Cụ thể đối với cấp nước phục vụ sản xuất, dự kiến có khoảng trên 11.000 ha đất sản xuất sẽ bị thiếu nước. Đặc biệt, tại huyện Lâm Hà, dự báo nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho diện tích khoảng 3.600 ha thuộc khu vực các xã, thị trấn sau: Đạ Đờn, Phú Sơn, Đan Phượng, Liên Hà, Tân Thanh, Mê Linh, Phi Tô, Gia Lâm, Đinh Văn;…

Bên cạnh đó, diện tích cây trồng nằm ngoài khu vực tưới của các công trình thủy lợi tại Lâm Hà nói riêng và toàn tỉnh Lâm Đồng nói chung vẫn còn khá lớn nên luôn tiềm ẩn khả năng xảy ra hạn hán nếu trời không mưa và nắng nóng kéo dài. Cảnh báo khả năng hạn hán, thiếu hụt nguồn nước trong mùa khô năm 2025 trên địa bàn tỉnh xảy ra ở mức trung bình đến cao. Trước dự báo tình hình thời tiết khô hạn, huyện Lâm Hà đã và đang triển khai các biện pháp phòng, chống hạn và tình trạng thiếu nước mùa khô năm 2025.

Điều này nhằm chủ động nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do hạn hán gây ra. Xã Đạ Đờn hiện có hơn 4.000 ha đất sản xuất nông nghiệp; trong đó, có 3.726 ha trồng cà phê, còn lại chủ yếu là lúa nước, dâu tằm và cây ăn quả. Đây là địa phương được dự báo có diện tích sản xuất bị ảnh hưởng lớn nhất do tình trạng thiếu nước trong mùa khô sắp tới với khoảng 750 ha.

Theo chia sẻ của một số người dân tại thôn An Phước (xã Đạ Đờn), gần đây cà phê cao giá nên nông dân rất phấn khởi. Chính vì vậy, ngoài tăng cường bón phân, chăm sóc thì người dân cũng đặc biệt chú ý đến việc phòng chống hạn. Tuy nhiên, thời tiết nắng nóng dẫn đến tình trạng thiếu nước tưới ở nhiều khu vực đã gây thiệt hại đáng kể cho những người dân trồng cà phê. Trước đó, năm 2024 do tình hình hạn hán gay gắt đã làm cho vườn cà phê của nhiều  gia đình bị giảm nặng suất, chỉ thu được 4 tấn/ha thay vì 5 tấn như những vụ thu hoạch trước.

Người dân Lâm Hà tích trữ nước ngọt bảo vệ sản xuất. 

Rút kinh nghiệm của năm trước, năm 2025 các hộ dân đã chủ động điều tiết nước tưới tiết kiệm với hai máy bơm hoạt động, hoàn thành xong đợt tưới thứ hai, đảm bảo đủ nước cho cây qua mùa khô này. Theo số liệu thống kê của UBND huyện Lâm Hà, từ tháng 1/2024 đến tháng 5/2024, mực nước trên các sông, suối như Đạ Dâng, Đachomo, Cam Ly Thượng, sông Đồng Nai… giảm, lưu lượng dòng chảy trung bình đều dưới mực nước dâng bình thường từ 1.54 đến 5.08 m.

Lượng nước tại các hồ chứa nước thủy lợi có dung tích > 10.000 m3 giảm từ 1/3 đến 1/2; các hồ chứa có dung tích < 10.000 m3, các ao, hồ nhỏ do Nhân dân tự đầu tư giảm mạnh từ 1/2 đến 3/4. Năm 2024, toàn huyện có khoảng 3.360 ha diện tích sản xuất nông nghiệp (chiếm 11,7% diện tích canh tác) thiếu nước tưới, chủ yếu là cà phê, dâu tằm.

Để chủ động phòng chống hạn hán vào mùa khô năm 2025, UBND huyện Lâm Hà đã xây dựng kế hoạch nhắm giảm thiểu tình trạng thiếu hụt nguồn nước. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, nông dân đã chủ động tưới sớm cho những diện tích có nguy cơ cao thiếu hụt nguồn nước vào mùa khô hạn. Đại diện Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Lâm Hà cho biết, ngoài tăng cường công tác tuyên truyền, huyện Lâm Hà đã tăng cường các biện pháp phi công trình.

Trong đó, tổ chức kiểm tra, đánh giá cụ thể nguồn nước tại các sông, suối, hồ, đập... khoanh vùng diện tích cây trồng có khả năng bị hạn, thường xuyên bị hạn và những diện tích cây trồng không đủ nước; xây dựng kế hoạch điều tiết nước phù hợp với khả năng nguồn nước. Qua đó, ưu tiên nước cho sinh hoạt, tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao...Cùng với đó, quản lý vận hành chặt chẽ công trình, nhất là hệ thống kênh tưới, không để rò rỉ lãng phí nước, đảm bảo đủ nước tới cuối khu tưới.

Thực hiện tưới khoa học, tưới từ khu xa đầu mối trước xong mới tưới khu gần đầu mối sau; khu cao tưới trước khu trũng tưới sau. Đồng thời, tăng cường hệ số sử dụng nước của kênh mương; phối hợp đồng bộ giữa đơn vị, địa phương, tổ dùng nước với các hộ dân dùng nước và bám sát lịch thời vụ gieo trồng, nhu cầu dùng nước của cây trồng. Huyện cũng làm việc với các nhà máy thủy điện để đề nghị thực hiện tốt quy trình vận hành và thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến mực nước của các công trình, báo cáo kịp thời về các hiện tượng bất thường để có biện pháp xử lý khắc phục.

Các công trình kênh mương thủy lợi, tổ chức nạo vét, phát dọn, khơi thông dòng chảy, cửa vào cống lấy nước, cửa vào các bể hút trạm bơm; dùng các biện pháp giữ nước, tích nước trong hồ chứa như: dùng bao tải đất, phai gỗ nâng cao ngưỡng tràn xả lũ để sử dụng dung tích phòng lũ nâng cao năng lực tích. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế máy móc và các thiết bị hư hỏng; sửa chữa khắc phục kịp thời các vị trí hư hỏng, đảm bảo không để thất thoát, lãng phí nguồn nước.

Nhờ chủ động nguồn nước tưới, diện tích cà phê của người dân hiện vẫn tươi tốt. 

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành sửa chữa các hồ chứa, hệ thống kênh dẫn để đưa vào sử dụng hiệu quả, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh. Một số vùng sản xuất nông nghiệp tại huyện Lâm Hà ở xa nguồn nước tự nhiên nên có nguy cơ cao thiếu nước vào mùa khô. Đối với hồ chứa, theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước dâng tại hồ chứa.

Khi mực nước trong các hồ chứa xuống thấp hơn mực nước chết, thấp hơn mực nước kiệt thiết kế, căn cứ tình hình thực tế các đơn vị khai thác công trình phải chủ động lắp đặt máy bơm dã chiến, thực hiện hạ thấp cao trình đáy bể hút và nối ống hút để sẵn sàng bơm nước phục vụ công tác chống hạn.

Đặc biệt, trước tình hình thời tiết, xâm nhập mặn và hạn hán diễn biến phức tạp, để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn nước, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong mùa khô năm 2025.

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước, đảm bảo nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản và các ngành sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác trên nguyên tắc điều hòa, phân phối tài nguyên nước công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng và các nhu cầu thiết yếu khác của người dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Bên cạnh đó, khai thác hợp lý, tránh cạn kiệt nguồn nước dưới đất và suy thoái chất lượng nước trên cơ sở ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro hạn hán, lũ lụt và phù hợp với thực trạng nguồn nước của tỉnh, Kịch bản nguồn nước (lần đầu) trên lưu vực Đồng Nai và sông Srêpốk, trên cơ sở tiết kiệm nước, tránh thất thoát, lãng phí, dự phòng nguy cơ xảy ra hạn hán thiếu nước trong các tháng cuối mùa khô.

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan đầu mối; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan nghiên cứu tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

Tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND tỉnh kết quả thực hiện vào cuối mùa khô. Chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành công trình thủy lợi tổ chức rà soát, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh các quy trình vận hành hồ chứa, công trình, hệ thống công trình thủy lợi bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu, chống thất thoát, lãng phí nước và bảo đảm lưu thông của dòng chảy trong hệ thống công trình, không gây ứ đọng, ô nhiễm nguồn nước…/.

 

 

Thanh Nga

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline