Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/05/2024 02:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 21/05/2024

Đảm bảo nguồn nước sản xuất, sinh hoạt trong cao điểm mùa khô

Thứ tư, 29/03/2023 13:03

TMO - Trước dự báo về nguy cơ hạn hán cao trong mùa khô năm nay, UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu các Sở, ngành địa phương chủ động triển khai các giải pháp nhằm kịp thời ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô 2023, phục vụ sản xuất và đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân vùng bị hạn, thiếu nước và xâm nhập mặn.

Dự báo của ngành chức năng cho thấy, xâm nhập vào địa bàn tỉnh Hậu Giang theo hướng từ biển Đông theo sông Hậu, có thể vượt qua kênh Cái Côn, Mái Dầm và từ xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng qua các trục kênh cấp 2 uy hiếp huyện Châu Thành, thành phố Ngã Bảy và một phần của huyện Phụng Hiệp; từ các trục kênh chính qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bạc Liêu ảnh hưởng đến thị xã Long Mỹ và một phần huyện Phụng Hiệp. Từ biển Tây, mặn theo sông Cái lớn và sông Nước Trong, ảnh hưởng đến huyện Long Mỹ, một phần huyện Vị Thủy và thành phố Vị Thanh.

Trong mùa khô 2022-2023, toàn tỉnh có khoảng 90.000-100.000ha lúa Đông xuân 2022-2023, Hè Thu 2023 và diện tích cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản ở huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy, thị xã Long Mỹ và thành phố Ngã Bảy, có nguy cơ bị hạn. Ngoài ra, toàn tỉnh có khoảng 50.000-60.000ha lúa Đông xuân 2022-2023, Hè thu 2023 và diện tích cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản ở huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh, có nguy cơ xâm nhập mặn. Vùng có khả năng bị ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt cho người dân chủ yếu ở huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh.

Các địa phương thường xuyên kiểm tra và vận hành hệ thống cống để sẵn sàng ứng phó khi có mặn xâm nhập.

Tuy nhiên, để đảm bảo đủ nước sinh hoạt và sản xuất cho vùng bị hạn, xâm nhập mặn; phòng, chống xâm nhập mặn, trữ nước ngọt phục vụ cho diện tích lúa Đông Xuân 2022 - 2023, Hè Thu 2023 và diện tích cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản ở huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy, thị xã Long Mỹ và TP Ngã Bảy, huyện Long Mỹ và TP Vị Thanh đòi hỏi các cơ quan, ban ngành, UBND huyện, thành phố cùng chung tay.

Trong đó, chú trọng thực hiện nạo vét hệ thống các cấp kênh và đắp các đập cải tiến, thời vụ ở các đầu kênh cấp 2, cấp 3 và kênh nội đồng khi độ mặn đạt mức 1,5‰, không để mặn xâm nhập lên đồng. Huy động mọi nguồn lực, mọi phương tiện đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho người dân; có kế hoạch mở rộng đường ống các vùng có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt. Tận dụng các hệ thống kênh, rạch hiện có để trữ nước ngọt, dẫn ngọt đảm bảo đủ nước ngọt cho các đối tượng vật nuôi, cây trồng giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn mặn gây ra.

Các địa phương tập trung nẹo vét, gia cố bờ bao tích trữ nước phục vụ sản xuất. Ảnh: LH 

Đồng thời, xác định rõ vùng có nguy cơ hạn, vùng nguy cơ mặn, vùng thiếu nước sinh hoạt để có những biện pháp và kế hoạch cụ thể. Đối với vùng nguy cơ hạn, các ngành chức năng phối hợp chính quyền địa phương kiểm tra hệ thống đê bao, cống bọng, các trạm bơm điện, bơm dầu... Có kế hoạch nâng cấp, sửa chữa các công trình nhằm trữ nước ngọt trên đồng; đồng thời, đắp đập thời vụ, đóng các cửa cống; nạo vét các tuyến kênh cấp 2, cấp 3 và kênh nội đồng bị bồi lắng để trữ nước ngọt.

Đối với vùng nguy cơ mặn, địa phương lên kế hoạch nâng cấp, tu bổ sửa chữa các công trình ngăn mặn, trữ nước ngọt, không cho mặn xâm nhập sâu vào nội đồng như: đắp đập ngăn mặn thời vụ, đóng các cửa cống; nạo vét các tuyến kênh cấp 2, cấp 3 và kênh nội đồng đã bồi lắng, lấy nội đồng là chính để trữ nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho người dân. Có kế hoạch mở rộng đường ống các vùng có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, huy động mọi nguồn lực bảo đảm đủ nước sinh hoạt cho người dân.

Chính quyền địa phương cần tuyên truyền vận động người dân dùng mọi biện pháp, dụng cụ tích trữ nước ngọt, đảm bảo đủ nước sinh hoạt trong mùa hạn, mặn năm 2023. Kiểm tra, rà soát và có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp ngay tất cả các hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn, mặn đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho người dân. Chuẩn bị xây dựng đập thời vụ, cải tiến đập kiên cố đối với các kênh, rạch chưa có cống khi độ mặn ngoài sông, kênh chính đạt mức 1,5‰ (phù hợp với điều kiện của địa phương như: giao thông thủy, môi trường, sản xuất, sinh hoạt,…), ngăn tất cả các dòng kênh vào đồng ở các khu vực bị nhiễm mặn, không cho nước mặn lên đồng.

UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, kinh phí để đảm bảo thực hiện công tác phòng, chống hạn và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh có hiệu quả khoảng hơn 40 tỷ đồng. Trong đó, đắp đập thời vụ và nâng cấp sửa chữa cống ngăn mặn: 312 công trình cống, đập và 138 nắp bọng với kinh phí khoảng 16,8 tỷ đồng. Nạo vét kênh cấp 2, cấp 3 ở vùng bị hạn và xâm nhập mặn: 47 công trình kênh, với kinh phí khoảng 23,6 tỷ đồng. 

 

 

Nguyễn Nga

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline