Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 08:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất trong mùa khô

Thứ tư, 22/06/2022 10:06

TMO - Nhằm giảm thiểu những thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong mùa khô 2022, địa phương này đang triển khai các phương án liên quan đến vận hành, điều tiết nguồn nước, hoạt động sản xuất phù hợp. 

Theo thông tin nhận định xu thế khí hậu năm 2022 của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, khu vực phía Nam Bộ và Tây Nguyên có khả năng mùa mưa đến sớm (khoảng tháng 6-7/2022), tuy nhiên lượng mưa có xu hướng thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN), tổng lượng mưa phổ biến ở mức thấp hơn từ 10-20% so với TBNN cùng kỳ.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của hiện tượng ENSO, nhiệt độ trung bình các tháng từ 6-8/2022 trên cả nước sẽ xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ, riêng ở khu vực Nam Trung bộ sẽ cao hơn 0,5-10C tạo nên nắng nóng gay gắt và kéo dài.

Bình Thuận được đánh giá là một trong vùng khô hạn nhất cả nước với lượng mưa trung bình chỉ từ 1.000 - 1.400 mm. Hệ thống sông, suối chủ yếu chảy ngược ra biển, ngắn và dốc, mùa lũ nước lên nhanh và xuống nhanh, mùa khô một số sông nhỏ cạn kiệt nước dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất ở một số địa phương trong tỉnh.

Hồ chứa thủy điện Đại Ninh đảm bảo cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt tại huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc  

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận, tính đến ngày 13/12/2021, dung tích hữu ích hiện tại trên 18 hồ chứa thuộc địa bàn tỉnh Bình Thuận là 279,36 triệu m3, chỉ đạt 77,9% so với dung tích hữu ích thiết kế (362,37 triệu m3).

Hiện nay, tỉnh Bình Thuận đã bước vào cao điểm mùa khô, các ban ngành đang triển khai các giải pháp chủ động phòng chống hạn hán, thiếu nước, đảm bảo nguồn nước phục vụ dân sinh và sản xuất cho các mùa vụ còn lại trong năm 2022 trong đó ưu tiên lượng nước cấp sinh hoạt trong mùa khô.

Để chủ động trong phòng chống hạn hán, thiếu nước, đảm bảo nguồn nước phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp trong mùa khô 2022, Sở NN&PTNT đã có công văn gửi đơn vị vận hành thủy điện Đại Ninh về nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt năm 2022.

Theo đó, năm 2022 tổng diện tích gieo trồng được tưới từ công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn hai huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc là 27.808 ha/vụ (trong đó diện tích cây lúa: 14.922 ha, cây thanh long: 12.883 ha) tăng hơn so với nhu cầu sản xuất trong năm 2021. 

Tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chi tiết kế hoạch sản xuất điện và khai thác hồ chứa nước trên cơ sở các phương án mực nước hồ tích lũy đầu năm 2022 của hồ chứa thủy điện Đại Ninh nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng nước của hạ du tỉnh Bình Thuận, cung ứng đủ điện lên hệ thống điện quốc gia, thực hiện đầy đủ theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai và Giấy phép sử dụng khai thác nước mặt.

Sở NN&PTNT tỉnh chủ động theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, trữ lượng nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi, nhận định tình hình khí tượng thủy văn, hạn hán để thông tin đến các địa phương và người dân chủ động ứng phó. Bên cạnh đó vận động nhân dân tăng cường sử dụng trang thiết bị phục vụ cấp và trữ nước hộ gia đình ở những khu vực bị hạn hán, thiếu nước như: bồn trữ nước, máy lọc nước hộ gia đình. 

Tỉnh Bình Thuận chỉ đạo các đơn vị, địa phương nạo vét kênh mương, hệ thống thủy lợi đảm bảo khơi thông nguồn nước. Ảnh: Đức Hòa 

Địa phương này đã chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác để triển khai các giải pháp cấp bách phòng chống hạn hán, thiếu nước. Khoanh vùng các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng bởi hạn hán để xây dựng, thực hiện giải pháp ứng phó phù hợp. Ưu tiên nguồn nước để cấp nước phục vụ sinh hoạt, đời sống của người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng. Tăng cường thực hiện việc nạo vét kênh, mương, đào ao, giếng để trữ nước ngọt. 

UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, nhất là các công trình giữ ngọt, hệ thống kênh mương, đường ống dẫn nước ở các vùng có nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước. Quan trắc, theo dõi, giám sát kịp thời tình hình xâm nhập mặn tại các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng, đảm bảo nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân.

Ngoài ra, phối hợp với các cơ quan chuyên môn và địa phương hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bố trí cơ cấu giống, thời vụ, phổ biến các biện pháp, kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc và bảo vệ cây trồng phù hợp với nguồn nước hiện có.

Từ đó tính toán cân bằng nước, xây dựng lịch cấp nước cụ thể đến từng hệ thống công trình, thông báo cho UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị sử dụng nước biết để xây dựng và đăng ký nhu cầu sử dụng, bảo đảm phục vụ sinh hoạt, sản xuất và các nhu cầu thiết yếu khác của nhân dân.

Hệ thống cấp nước tại Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đảm bảo vận hành, cung cấp nước sạch  

Để đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân vào mùa khô năm 2022, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh (Sở NN&PTNT) đã tổ chức kiểm tra, rà soát máy móc, thiết bị trong các công trình cấp nước và kiểm tra toàn bộ tuyến ống cấp nước.

Đồng thời, định kỳ kiểm tra chất lượng nguồn nước, thực hiện việc quan trắc nguồn nước thô. Phân công viên chức, lao động trực hằng ngày để kiểm tra, sửa chữa hệ thống; khắc phục kịp thời sự cố ngay khi nhận được thông tin phản ánh từ khách hàng…

Hiện nay, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh đang quản lý 40 công trình cấp nước, với tổng công suất thiết kế 55.360 m3/ngày, cung cấp cho hơn 70.000 khách hàng đấu nối sử dụng nước trên địa bàn 12 phường, 9 thị trấn và 51 xã trong tỉnh. Trong đó, có 8 xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số, 22 thôn xen ghép đồng bào dân tộc thiểu số và 03 xã hải đảo.

 

Minh Thanh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline