Hotline: 0941068156

Thứ năm, 19/09/2024 08:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ năm, 19/09/2024

Đảm bảo an toàn hệ thống đê điều khi lũ rút

Chủ nhật, 15/09/2024 07:09

TMO - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tuyệt đối không chủ quan, lơ là khi lũ rút, tiếp tục kiểm tra, rà soát toàn bộ các tuyến đê; trong đó lưu ý tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến các khu vực đã xảy ra sự cố, rà soát các vị trí có nguy cơ xảy ra các sự cố sạt lở đê, kè bảo vệ đê, sạt lở bờ, bãi sông. 

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành văn bản số 923/ĐĐ - QLĐĐ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình, Tuyên Quang, Yên Bái, Thanh Hóa về việc đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, ứng phó với tình hình mưa lũ.

Ảnh hưởng của đợt mưa rất lớn kéo dài trên diện rộng của hoàn lưu bão số 3 đã gây ra đợt lũ lớn trên hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình, sông Đáy, sông Hoàng Long,… đặc biệt, lũ trên một số tuyến sông đã vượt mức lũ lịch sử như sông Thao tại Lào Cai, Yên Bái, sông Cầu tại Bắc Ninh, sông Đáy tại Ninh Bình, sông Trà Lý tại Thái Bình đều vượt lũ lịch sử năm 1971. Bên cạnh đó, sông Cầu tại Thái Nguyên vượt lũ lịch sử năm 1959; sông Cầu tại Lương Phúc, Hà Nội vượt mực nước lũ thiết kế đê.

Đỉnh lũ hầu hết các tuyến sông khác ở Bắc Bộ lên mức báo động 3 và trên báo động 3 (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Lô, sông Thương, sông Lục Nam, sông Phó Đáy, sông Kinh Thầy, sông Luộc, sông Ninh Cơ, sông Đào, sông Hoàng Long, sông Bùi, sông Tích,…). Hệ thống đê điều đã xảy ra trên 300 sự cố, gây uy hiếp đến an toàn đê. Hiện lũ trên hệ thống sông đang xuống, tuy nhiên mực nước vẫn còn duy trì ở mức cao, nguy cơ tiếp tục xảy ra các sự cố sạt lở đê, kè bảo vệ đê, sạt lở bờ, bãi sông…

Để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều và các công điện, văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.

Cụ thể, các địa phương tuyệt đối không chủ quan, lơ là khi lũ rút, tiếp tục kiểm tra, rà soát toàn bộ các tuyến đê; trong đó lưu ý tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến các khu vực đã xảy ra sự cố, rà soát các vị trí có nguy cơ xảy ra các sự cố sạt lở đê, kè bảo vệ đê, sạt lở bờ, bãi sông,… khi lũ rút. Đồng thời, tiếp tục duy trì lực lượng, vật tư, phương tiện, máy móc, thiết bị để hộ đê, bảo vệ trọng điểm đê điều xung yếu, kịp thời xử lý các sự cố xảy ra ngay từ giờ đầu, đảm bảo an toàn cho các tuyến đê.

Các địa phương tuyệt đối không lơ là, chủ quan, đảm bảo an toàn đê điều khu lũ rút. 

Các tỉnh thành phố thực hiện nghiêm việc tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa mưa lũ theo đúng quy định của Luật Đê điều. Cùng với đó, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, mực nước lũ trên các triền sông và tình hình đê điều, báo cáo kịp thời các sự cố đê điều (ngay sau khi xảy ra sự cố) và thường xuyên rà soát, tổng hợp, báo cáo đầy đủ các sự cố đê điều về Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (qua Phòng Quản lý đê điều) theo đúng hướng dẫn tại văn bản số 103/ĐĐ-QLĐĐ ngày 02/02/2024 để phối hợp chỉ đạo. 

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, theo báo cáo của các địa phương đến 17h ngày 14.9, bão số 3 và mưa lũ do hoàn lưu bão đã khiến 352 người tử vong và mất tích (276 người chết, 76 người mất tích). Tính tới nay, tỉnh thiệt hại nặng nề nhất về người là Lào Cai với 172 người (113 người chết, 59 người mất tích). Trong đó, huyện Bảo Yên 103 người, Sa Pa 9 người, Bát Xát 17 người, Si Ma Cai 7 người, Bắc Hà 34 người, Văn Bàn 2 người. Các địa phương đang tiếp tục triển khai giải pháp để khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, sản xuất sau mưa lũ. 

Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu và thiên tai nên đê điều không chỉ đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, mà còn bảo vệ nhiều khu vực trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng của đất nước trước bão lũ.  Theo đánh giá, rà soát của Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai, hệ thống đê điều tại các địa phương còn nhiều điểm xung yếu.

Trước mùa mưa lũ, Cục Quản lý Đê điều và phòng, chống thiên tai cùng các địa phương tổng kiểm tra, rà soát, đánh giá lại hiện trạng hệ thống đê điều. Qua kiểm tra cho thấy trên các tuyến đê từ cấp III đến cấp đặc biệt còn tồn tại 299 vị trí trọng điểm, xung yếu mà các địa phương cần phải đặc biệt quan tâm, xây dựng phương án bảo vệ. Cùng với đó, còn có 273km đê thiếu cao trình chống lũ so với thực tế, chủ yếu ở các vùng hạ du của hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, điều này sẽ khiến cho việc khi gặp lũ, hệ thống đê không đúng thiết kế sẽ gây nguy cơ nước tràn đê.

Ngoài ra, tại các địa phương hiện còn trên 400km đê có mặt cắt đê còn mảnh, nhỏ, có nguy cơ mất an toàn khi xảy ra lũ lớn. Hệ thống đê được xây dựng qua nhiều thời kỳ với phương pháp, vật liệu khác nhau nên tiềm ẩn trong thân đê rất nhiều điểm xung yếu như tổ mối, rỗng thân đê, vật liệu đắp đê không đồng nhất…, dẫn đến việc rất nhiều khu vực đê xung yếu có nguy cơ bị thẩm thấu, đùn sủi, sạt trượt trong mùa mưa bão. 

Công tác quản lý, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng đê điều đã được sự quan tâm rất lớn của Nhà nước. Trong những năm qua, nước ta đã xây dựng và ban hành đồng bộ hệ thống pháp luật về đê điều, cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý đê điều hiện nay như Luật Đê điều năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều năm 2020; các nghị định, thông tư trong đó có rất nhiều quy định cụ thể về chính sách, cơ chế đầu tư cho việc tu bổ, nâng cấp đê điều…

Công tác đảm bảo an toàn đê điều cần được xác định là nhiệm vụ quan trọng, được ưu tiên triển khai. Ảnh: VS. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng trình Chính phủ phê duyệt các chương trình nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển như Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg, ngày 14/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam; Quyết định số 667/2009/QĐ-TTg, ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang; Quyết định số 2068/2009/QĐ-TTg, ngày 09/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020...

Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với việc đầu tư, xây dựng, tu bổ đê điều và thường xuyên rà soát, cập nhật để hoàn thiện hệ thống này. Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dành nguồn lực rất lớn, khoảng 3.500 tỷ đồng cho việc nâng cấp đê tại các địa phương. Ngoài ra, nguồn lực đầu tư, nâng cấp, tu bổ, sửa chữa đê điều để chống hư hỏng nhỏ, xuống cấp… cũng được các địa phương quan tâm, người dân đồng thuận.

Tuy nhiên trước diễn biến phức tạp của tình hình thiên tai, các địa phương phải chủ động, huy động nguồn lực của mình, nguồn lực xã hội hóa để phục vụ công tác này. Các địa phương quan tâm xây dựng, trình Hội đồng Nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về đầu tư, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng đê điều hàng năm. Các địa phương cần đặc biệt quan tâm, chú trọng để triển khai tốt kế hoạch trên, đảm bảo an toàn đê điều ngay trước mùa mưa bão năm 2024 và những năm tiếp theo.

 Trước mùa mưa lũ hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương tổng kiểm tra, rà soát hiện trạng hệ thống đê điều và xây dựng phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm, cụ thể các phương án, kịch bản phòng, chống thiên tai như vật tư, phương tiện, biện pháp kỹ thuật… theo phương châm "4 tại chỗ" và tổ chức chuẩn bị, kiểm tra trên thực tế để triển khai, thực hiện khi có tình huống xảy ra.

 

Khánh Ly

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline