Hotline: 0941068156

Thứ ba, 28/01/2025 02:01

Tin nóng

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 28/01/2025

Đại dịch Covid-19: ‘Việt Nam đã làm được những điều tưởng như không thể’

Chủ nhật, 29/10/2023 12:10

TMO – Việt Nam trải qua 4 đợt bùng phát dịch Covid-19, tại thời điểm đầu của đại dịch, mọi thứ vô cùng khó khăn, chúng ta hầu như không có gì trong tay ngoài hệ thống y tế được thiết lập trong điều kiện bình thường, hệ thống này có thể đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện bình thường nhưng không thể đáp ứng trong điều kiện bất thường, khẩn cấp về y tế. Tuy nhiên, với sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, của toàn hệ thống chính trị và sự đoàn kết của Nhân dân, Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong khu vực và trên thế giới về phòng chống đại dịch Covid-19.

Phát biểu trong Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống dịch Covid -19 diễn ra vào sáng nay 29/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định với tinh thần đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết, chúng ta đã vượt qua đại dịch Covid -19, một đại dịch nguy hiểm, có quy mô toàn cầu, gây hậu quả nghiêm trọng, cả về sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Việt Nam trở thành một trong những nước "đi sau nhưng về trước" về phòng chống dịch, mở cửa các hoạt động kinh tế xã hội trong nước từ 11/10/2021 và mở cửa với quốc tế từ 15/3/2022.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu trong Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống dịch Covid -19. Ảnh: V. Khuyên.

Theo Thủ tướng Chính phủ, dù trong phòng chống dịch có nhiều ý kiến khác nhau nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, sự ủng hộ, hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế, điều quan trọng là chúng ta đã đoàn kết, thống nhất, trên dưới một lòng, làm được những điều tưởng như không làm được, mang lại bình yên cho nhân dân và đưa đất nước tiếp tục phát triển.

Thủ tướng Chính phủ trải lòng về những ngày háng chống dịch đầy cam go, vất v. Theo Thủ tướng, chúng ta đã trải qua những thời gian khó khăn nhất với nhiều lo lắng, trăn trở trong tình huống dịch bệnh chưa có tiền lệ, không dự báo được tình hình, khả năng lây lan và độc lực của virus, cũng như hậu quả của việc nhiễm bệnh. Việc phòng chống dịch ở thời điểm đó là "vô cùng khó khăn", "khó khăn tứ bề" khi "trong tay không có gì khác", không có vaccine, không có test kit… ngoài hệ thống y tế được thiết lập trong điều kiện bình thường, hệ thống này có thể đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện bình thường nhưng không thể đáp ứng trong điều kiện bất thường, khẩn cấp về y tế.

Ca nhiễm Covid-19 đầu tiên trên thế giới được ghi nhận vào tháng 12/2019 (tại thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc). Cuối tháng 1/2020 Việt Nam ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên. Đến ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới chính thức tuyên bố Covid -19 là đại dịch toàn cầu. Tháng 7/2021, Việt Nam bắt đầu đưa ra công thức chống dịch. Lúc đầu, công thức chỉ gồm có 5K+vaccine", song đây vẫn là việc rất có ý nghĩa, đánh dấu việc chuyển hướng từ chống dịch bằng biện pháp hành chính sang chống dịch bằng biện pháp hành chính kết hợp với biện pháp khoa học là vaccine. Sau đó, công thức chống dịch lần lượt được bổ sung các thành tố, trở thành "5K+vaccine+điều trị+xét nghiệm+công nghệ+ý thức của người dân và các biện pháp khác". Đây là công thức chống dịch tương đối hoàn chỉnh.

Xếp hàng tiêm vaccine phòng chống dịch Covid-19 hôm 7/9/2021 ở quận Đống Đa, Hà Nội.

Theo Thủ tướng Chính phủ, với gần 100 triệu dân, việc áp dụng công nghệ là cần thiết. Đồng thời, nếu không có ý thức người dân thì công việc triển khai rất khó khăn. Mặt khác, cần "các biện pháp khác" để phát huy sự sáng tạo của người dân. Chúng ta cũng đưa ra chiến lược vaccine với 3 thành tố quan trọng: Thứ nhất là lập Quỹ Vaccine để huy động nguồn lực tài chính; thứ hai là tiến hành ngoại giao vaccine để tiếp cận vaccine trong bối cảnh "có tiền cũng không mua được" do tiếp cận vaccine không bình đẳng; thứ ba là triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay miễn phí cho toàn dân. Về ngoại giao vaccine, tất cả các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài đều tham gia vận động vaccine bằng mọi cách (nhận viện trợ, vay, mượn, mua lại...). Kết quả, khoảng 1 nửa trong tổng số hàng trăm triệu liều vaccine mà Việt Nam có được là từ nguồn viện trợ.

Ngày 11/10/2021, với tỷ lệ bao phủ vaccine khá cao, đúc rút được nhiều kinh nghiệm, xác định công thức phòng, chống dịch phù hợp, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP, đánh dấu bước chuyển hướng chiến lược sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid -19. Ngày 20/10/2023, Việt Nam chính thức phân loại dịch bệnh Covid - 19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B.

Từ những ca mắc đơn lẻ tại một số quốc gia, dịch Covid-19 nhanh chóng bùng phát trên phạm vi rộng và thành đại dịch toàn cầu. Covid – 19 khiến nhiều quốc gia trên thế giới bị thiệt hại nặng về người và kinh tế, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ và một số quốc gia châu Âu. Tại Việt Nam, dịch bệnh Covid-19 hoành hành trong suốt thời gian từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2021 mà đỉnh điểm là thời gian giữa năm 2021 ở hầu hết các địa phương (đặc biệt là khu vực TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương...) gây thiệt hại nặng về kinh tế.

 

 

PHẠM DUNG

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline