Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 00:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

Đà Nẵng triển khai nhiều giải pháp giảm ngập úng đô thị trong mùa mưa

Chủ nhật, 17/09/2023 11:09

TMO - Thành phố Đà Nẵng triển khai các hoạt động khơi thông cửa, cống thoát nước để giảm ngập úng đô thị, cắt tỉa cây xanh trước mùa mưa bão năm 2023.

Sau trận mưa đầu mùa tối 10/9, hàng loạt tuyến đường trung tâm TP Đà Nẵng như Lê Duẩn, Hùng Vương, Hàm Nghi ngập sâu,có nơi sâu 0,5-0,7 m phương tiện đi lại khó khăn. Tại một số khu vực, có hiện tượng cửa cống thoát nước bị bít do rác sinh hoạt hoặc người dân chủ động đóng để ngăn mùi hôi. Việc này khiến hệ thống thoát nước không đáp ứng kịp, người xe chật vật giữa biển nước ngập, chỉ sau cơn mưa kéo dài 1 giờ.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, hiện Đà Nẵng có 9 điểm ngập thường xuyên, kéo dài. Trong đó, 6 điểm đang triển khai thi công dự án chống ngập, gồm khu vực Trung Nghĩa, xung quanh đồi Trung Sơn, cổng Khu công nghiệp Hòa Khánh, kiệt 96 đường Điện Biên Phủ, đường Hà Huy Tập, kiệt 818 đường Trần Cao Vân. Các khu vực này bị ngập chủ yếu do vướng giải phóng mặt bằng lâu năm, dẫn đến chưa thể hoàn thành tuyến kênh thoát nước chính hoặc vướng các dự án đang thi công.

Bên cạnh đó, có 3 điểm đang triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án chống ngập, tại các tuyến đường Trần Xuân Lê, Tống Phước Phổ và Lê Tấn Trung. Các vị trí này chủ yếu có địa hình trũng thấp, hệ thống thoát nước hư hỏng, xuống cấp, nhiều cửa thu nước đã bị lấp nên khi có mưa lớn, nước thoát không kịp, gây ngập úng.

TP. Đà Nẵng đồng loạt triển khai nhiều hoạt động để chuẩn bị ứng phó với mùa mưa bão 2023. Ảnh: VL. 

Lãnh đạo Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và nhiều chuyên gia quy hoạch từng chỉ ra ngập úng ở Đà Nẵng ngoài nguyên nhân khách quan mưa lớn, triều cường dâng cao, còn do hệ thống thoát nước sau hơn 25 năm chỉnh trang đô thị đầu tư chắp vá, thiếu đồng bộ. Một số rốn lũ chưa khớp nối hạ tầng thoát nước. Bê tông hóa đô thị ngày càng nhiều đã làm giảm diện tích thấm nước. Những con đường trung tâm kín nhà cửa, không còn diện tích đặt thùng chứa rác sinh hoạt, dẫn đến việc nhiều người tập kết rác trên vỉa hè, chờ công nhân đi thu gom theo giờ. Mưa bất ngờ, rác chảy xuống cống thoát nước.

Sở Xây dựng cho biết đang tham mưu thành phố triển khai phương án ứng phó ngập úng trước mùa mưa. Trước mắt, tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch ra quân nạo vét, khơi thông cống rãnh đã được thành phố phê duyệt. Theo Sở Xây dựng, các vị trí ngập úng do ảnh hưởng của các dự án, công trình đang triển khai thi công, các trạm bơm chống ngập sẽ bố trí nhân viên thường xuyên túc trực, xử lý.

Tại các tuyến đường trung tâm, gồm các đường Nguyễn Văn Linh, Hàm Nghi, tuyến cống sân bay ra đường Trưng Nữ Vương, trước mỗi trận mưa, các trạm bơm phải vận hành để hạ mực nước trong các hồ điều tiết xuống mức thấp nhất để dự trữ dung tích điều tiết. Các quận, huyện tăng cường tuyên truyền người dân không bịt cửa cống thoát nước, gây cản trở dòng chảy; chung tay khơi thông dòng chảy khi có mưa lớn xảy ra.

Đối với các vị trí ngập úng do ảnh hưởng của các dự án, công trình đang triển khai thi công, Sở Xây dựng, Công ty Thoát nước và xử lý nước thải bố trí nhân viên thường xuyên túc trực, triển khai thực hiện phương án xử lý đảm bảo thoát nước tạm thời cho các khu vực đang thi công dở dang, chưa được đấu nối thoát nước hoàn chỉnh, bị ngập úng hoặc có nguy cơ ngập úng. Tại các trạm bơm chống ngập sẽ có nhân lực túc trực thường xuyên, theo dõi và xử lý kịp thời sự cố máy bơm bị hỏng hoặc mất nguồn điện. Ở khu vực dân cư thấp trũng phải chuẩn bị máy bơm di động để xử lý kịp thời ngập úng cục bộ. Đối với khu vực trung tâm thành phố như đường Nguyễn Văn Linh, Hàm Nghi, tuyến cống sân bay ra đường Trưng Nữ Vương, trước mỗi trận mưa các trạm bơm phải vận hành để hạ mực nước trong các hồ điều tiết xuống mức thấp nhất để dự trữ dung tích điều tiết cho hồ.

Nhiều địa phương đồng loạt ra quân triển khai nạo vét, khơi thông cống thoát nước, tổng dọn vệ sinh môi trường trước mùa mưa bão 2023. Ảnh: ĐH. 

Tại quận Hải Châu đồng loạt ra quân triển khai nạo vét, khơi thông cống thoát nước, tổng dọn vệ sinh môi trường trước mùa mưa bão 2023. Hoạt động gồm sự chung tay của người dân, các đoàn thể cùng chính quyền trong việc khơi thông dòng chảy tại các cửa thu nước, các tuyến cống nhằm nâng cao hiệu quả thoát nước, hạn chế đến mức thấp nhất ngập úng cục bộ. Kịp thời triển khai các giải pháp thoát nước, xử lý các điểm tắt nghẽn, vị trí xung yếu trong mùa mưa lũ sắp đến. Kéo dài từ 16 – 30/9, chương trình ra quân cao điểm gồm nhiều hoạt động như tổng vệ sinh toàn bộ các khu vực, các tuyến đường; đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các hố ga, cửa thu nước bị hư hỏng; triển khai nạo vét, khơi thông dòng chảy đối với 52 tuyến cống đường theo phân cấp, ưu tiên xử lý các khu vực kiệt hẻm đang có tình trạng tắc nghẽn, khơi thông miệng cửa thu nước,… 

Về lâu dài, Sở rà soát, cập nhật, điều chỉnh kế hoạch quản lý và phát triển hệ thống thoát nước thành phố; xây dựng kịch bản ứng phó ngập úng đô thị nhằm tăng cường tính chủ động trong công tác ứng phó, khắc phục tình trạng ngập úng khi mưa lớn. Sở Xây dựng cũng cho biết, do tần suất xuất hiện các trận mưa cực đoan trong giai đoạn gần đây ngày càng nhiều, mực nước sông trên địa bàn thành phố luôn ở mức cao mỗi khi mưa lớn hoặc xảy ra lũ từ thượng nguồn. Do vậy, UBND thành phố chỉ đạo Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên dành quỹ đất để bố trí hành lang thoát lũ, hình thành các hồ điều hòa và tăng diện tích hành lang xanh, mảng xanh đô thị; hạn chế tối đa việc bê tông hóa không cần thiết. 

UBND thành phố Đà Nẵng cũng đã giao Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên phối hợp với đơn vị tư vấn có năng lực xây dựng bản đồ ngập úng và hệ thống cảnh báo ngập úng trên địa bàn thành phố. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các sở ngành, địa phương hoàn thiện, phát triển Hệ thống bản đồ theo dõi mưa, ngập nước trên địa bàn TP Đà Nẵng thông qua ứng dụng Danang SmartCity.

 

 

Nguyễn Nam 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline