Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 19:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 25/04/2024

Đà Nẵng phấn đấu 100% cơ sở giáo dục, y tế được phân loại rác

Thứ hai, 22/05/2023 20:05

TMONgành môi trường TP Đà Nẵng đặt mục tiêu trong năm 2023, thành phố có hơn 90% số tổ dân phố triển khai phân loại rác và 90% số hộ gia đình phân loại rác hiệu quả tại địa bàn khu dân cư.

Theo đó, UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn (rác) sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong năm 2023, nhằm giảm thiểu tối đa khối lượng rác thải phát sinh và xử lý tại khu xử lý tập trung, góp phần tối ưu các chi phí đầu tư, xử lý của thành phố, sớm đáp ứng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020...

Sở Tài nguyên Môi trường TP Đà Nẵng cho biết, điểm mới trong kế hoạch này ngoài việc mở rộng việc phân loại rác trên toàn địa bàn thì thành phố yêu cầu các quận, huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị đầy đủ về phương thức, nguồn lực để tiến tới "cột mốc" phân loại rác trên cả nước từ năm 2025.

(Ảnh minh họa)

Theo Kế hoạch, mục tiêu trong năm 2023, TP Đà Nẵng có hơn 90% số tổ dân phố triển khai phân loại rác và 90% số hộ gia đình phân loại rác hiệu quả tại địa bàn khu dân cư; hơn 70% cơ sở trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hơn 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, du lịch và 100% trường học, cơ sở y tế trên địa bàn thành phố phân loại rác bảo đảm theo phương thức chung của thành phố; hơn 80% chợ, siêu thị, trung tâm thương mại được tuyên truyền, hướng dẫn và thực hiện phân loại rác.

Về thành phần rác được phân loại, Đà Nẵng sẽ triển khai đồng bộ phân loại rác có khả năng tái sử dụng, tái chế (gồm: các loại giấy, nhựa, kim loại) và các loại rác nguy hại (bóng đèn huỳnh quang hư, pin và ắc-quy đã qua sử dụng, vỏ chai và lọ đựng hóa chất...). Ngoài ra, trong kế hoạch lần này, tùy thuộc vào điều kiện của các phường, xã, Đà Nẵng cũng cho triển khai thực hiện thí điểm phân loại chất thải thực phẩm (gồm thực phẩm nhà bếp trước và sau sơ chế, chế biến; thực phẩm thừa, quá hạn sử dụng; dầu thải; rác vườn...); chất thải cồng kềnh (tủ, giường, nệm, bàn, ghế, vật dụng, gốc cây, thân cây, cành cây...); chất thải từ hoạt động cải tạo, phá dỡ công trình xây dựng của hộ gia đình, cá nhân.

 

 

Phạm Dung

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline