Hotline: 0941068156

Thứ tư, 09/04/2025 04:04

Tin nóng

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Thứ tư, 09/04/2025

Đà Nẵng: Nhiều bẫy thú rừng được phát hiện, thu giữ

Thứ sáu, 07/04/2023 13:04

TMO – Từ đầu năm 2023 đến nay, lực lượng chức năng Đà Nẵng đã phát hiện và thu giữ gần 460 bẫy, giải cứu nhiều thú hoang dã ở rừng Sơn Trà.

Theo Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn, từ đầu năm 2023 đến nay, đơn vị này đã tổ chức 74 đợt tuần tra, trong đó mở 27 đợt truy quét trong rừng, thu giữ gần 100 bẫy kẹp và hơn 300 bẫy dây cáp, phá dỡ hai lán trại của lâm tặc bỏ lại. Kiểm lâm cũng giải cứu ba con rùa, sóc và khỉ bị dính bẫy.

Những chiếc bẫy động vật hoang dã được lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ.

Thợ săn đào các hố để đặt bẫy, sau đó phủ một lớp lá cây hoặc đất mỏng lên trên. Một số bẫy cột dây cáp nhỏ vào gốc cây để khi thú dính bẫy sẽ không thể chạy thoát. Dấu hiệu nhận biết bẫy là xung quanh được cắm cành cây để dẫn dụ đường đi của thú rừng.

Hạt kiểm lâm Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn cho biết việc đặt bẫy thú ở rừng Sơn Trà diễn ra nhiều năm qua do người dân và du khách được tự do ra vào rừng đặc dụng.  Thuy nhiên, do lực lượng tuần tra mỏng trong khi phải quản lý hơn 3.791 ha đất rừng tự nhiên ở Sơn Trà nên cần sự chung tay của cộng đồng trong việc bảo vệ động vật hoang dã.

Để xử lý triệt để tình trạng săn bắt, đặt bẫy động vật hoang dã cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân, cộng đồng hiểu về tác hại của việc săn bắt động vật trái phép. Đồng thời cần xây dựng và điều chỉnh chế tài xử lý để đảm bảo đủ sức răn đe.

 

 

Phạm Yến

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline