Hotline: 0941068156

Thứ hai, 14/10/2024 15:10

Tin nóng

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Thứ hai, 14/10/2024

Đà Nẵng chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với thiên tai

Thứ tư, 03/07/2024 16:07

TMO - Trước diễn biến phức tạp của tình hình thiên tai, thành phố Đà Nẵng đã chủ động xây dựng các kịch bản, nâng cao năng lực ứng phó với 7 loại hình thiên tai bao gồm: bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, mưa lớn gây ngập lụt đô thị, vỡ hồ chứa và sóng thần.  

Theo UBND TP Đà Nẵng, qua các số liệu dự báo mùa mưa bão năm 2024 sẽ diễn ra phức tạp và khó lường. Chính vì vậy, thành phố triển khai sớm các phương án để ứng phó vào mùa mưa bão sắp đến cũng như tháo gỡ các điểm nghẽn trong thoát nước, chống ngập úng và cứu hộ cứu nạn. Căn cứ số liệu thống kê các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra, TP Đà Nẵng đã lên nhiều kịch bản về 7 loại hình thiên tai chính chủ yếu như bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, mưa lớn gây ngập lụt đô thị, vỡ hồ chứa và sóng thần. 

Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết, từ số liệu thống kê lượng mưa cực đoan đối với thành phố, Sở Xây dựng đã nghiên cứu nhiều phương án để giảm thiểu việc ngập úng đô thị trong mùa mưa bão. Trước tiên, sẽ rà soát các thiết bị đo lường, giám sát và lập bản đồ nạo vét để thành một mạch liền, tránh việc nạo vét ở đoạn này nhưng không liên thông với đoạn vét khác.  

Hiện tiến độ nạo vét trên toàn thành phố đang rất chậm bởi vướng mắc việc đấu thầu, lựa chọn nhà thầu. Một số nguyên nhân ngập úng đô thị cũng được chỉ ra là do nhiều người dân đổ thẳng đồ ăn, chất thải, dầu mỡ xuống cống thoát nước dẫn đến dầu vón cục, tắc nghẽn mặc dù trước đó đã nạo vét. Thế nên việc tuyên truyền cũng như đồng hành của người dân là rất quan trọng. Ngoài ra, hệ thống thoát nước đô thị của TP.Đà Nẵng đáp ứng được với lượng mưa dưới 70ml/giờ, nếu vượt mức này sẽ dẫn đến ngập úng đô thị cục bộ. Thời gian tới, Sở Xây dựng sẽ bám sát các thông tin dự báo thời tiết để triển khai các phương án cũng như thông báo cho người dân vào mùa mưa bão. 

Thiên tai do bão lũ gây thiệt hại nghiêm trọng trên địa bàn thành phố trong những năm qua (Ảnh minh họa). 

Trước diễn biến phức tạp của tình hình thiên tai trên địa bàn, UBND TP.Đà Nẵng chỉ đạo các đơn vị, địa phương cần chủ động xây dựng, triển khai phương án. Khẩn trương nạo vét, khơi thông cống rãnh, cửa thu và cắt tỉa cây xanh trước mùa mưa bão năm 2024. Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Xây dựng kiểm tra nạo vét các hồ trên địa bàn và trong sân bay; Các Ban quản lý phải đẩy nhanh tiến độ công trình và cắm biển cảnh báo, đặc biệt là trời mưa, tránh thiệt hại không đáng có… 

Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp, triển khai nhuần nhuyễn với phương tiện, nhân lực, vật lực để tháo gỡ nhanh các điểm nghẽn khi tình huống xảy ra. Cùng đó, phải giám sát công tác nghiệm thu, thanh toán đối với việc nạo vét hồ, cống, rãnh. Khi đến mùa mưa bão, các điểm có nguy cơ ngập lụt cao phải đưa các lực lượng như Công an, Bộ đội… lên ứng trực sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn cho người dân và tài sản. 

Trong năm 2023 tại thành phố Đà Nẵng có 5 cơn bão và 3 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông; không có bão đổ bộ đất liền, nhưng chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu cơn áp thấp nhiệt đới số 02 và ảnh hưởng gián tiếp của cơn bão số 5. Năm 2023, thành phố chịu ảnh hưởng của 14 đợt không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường, gây ra 4 đợt rét từ tháng 1- 3/2023 và tháng 11-12/2023;

Về tình hình mưa lũ, năm 2023 tại thành phố xảy ra 6 đợt mưa lớn diện rộng, 2 đợt mưa lớn cục bộ và 1 ngày mưa lớn; trong đó, ngoài các tháng 3-5/2023 và tháng 8/2023 có lượng mưa phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN), các tháng còn lại tại thành phố có lượng mưa phổ biến xấp xỉ vào cao hơn hơn TBNN, riêng tháng 10 có nơi đạt 150-250% TBNN; đồng thời có 4 đợt lũ trên sông Vu Gia và sông Cẩm Lệ...

Mặc dù công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong thời gian qua của thành phố đã có những thành quả nhất định, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần sớm khắc phục. Trong đó có việc cơ sở hạ tầng và phương tiện phòng, chống thiên tai như: hệ thống thoát nước khu vực trung tâm thành phố đã xuống cấp; một số điểm cục bộ có tiết diện, cao độ cống chưa hợp lý; hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ngầm còn nhiều bất cập, chồng chéo; một số dự án, công trình đã được bố trí vốn nhưng chưa thể thi công hoàn thành do chậm trễ, kéo dài công tác giải phóng mặt bằng;... đã dẫn đến ngập úng tại nhiều khu vực trên địa bàn thành phố. 

 

 

Lê Hồng 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline