Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 20/06/2025 20:06

Tin nóng

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hà Nội cần tái thiết không gian phát triển theo hướng mở, đa trung tâm

Bình Dương: Thêm nhiều cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phải thay đổi tư duy quản lý, tư duy hành chính và tư duy về địa giới hành chính

Việt Nam - Thụy Điển: Đẩy mạnh hợp tác chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam – Litva: Đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác khoa học công nghệ

Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

TP. Huế: Hơn 1.100 tàu thuyền đã vào bờ tránh bão số 1

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1

Cắt giảm tối đa điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khả năng mạnh thành bão

Hợp nhất Lâm Đồng - Đắk Nông - Bình Thuận: Cơ hội để tái cấu trúc toàn diện mô hình phát triển vùng

Vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới

Thủ tướng đề xuất các giải pháp thúc đẩy bảo tồn, phát triển đại dương xanh

Vai trò của Tuần lễ Biển, Hải đảo trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Thứ sáu, 20/06/2025

Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023

Thứ năm, 09/01/2025 08:01

TMO – Nội dung trên được đề xuất trong Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 với chủ đề “Môi trường nông thôn - Thực trạng và giải pháp”. Báo cáo vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.

Theo đó, Báo cáo phản ánh thực trạng chất lượng môi trường ở nông thôn, nhận diện các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, các vấn đề môi trường bức xúc, nổi cộm ở khu vực nông thôn trong thời gian qua cũng như nhận diện các sức ép, nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nông thôn, từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường và cải thiện chất lượng môi trường ở nông thôn trong thời gian tới.

Ngoài ra, Báo cáo cũng đưa ra một số đề xuất, giải pháp như: Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường nông thôn gắn với việc triển khai tiêu chí về môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường nông thôn; huy động nguồn tài chính, tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác cho hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn; tiếp tục xây dựng, thí điểm và nhân rộng các mô hình điểm về cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường…

Báo cáo là nguồn tài liệu quan trọng, thiết thực để các cơ quan quản lý ở Trung ương, các địa phương và các nhà khoa học tham khảo trong công tác nghiên cứu, hoạch định, xây dựng và thực hiện chính sách liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn.

Nhiều khu vực nông thôn đối diện nguy cơ ô nhiễm. Ảnh minh họa.

Báo cáo được xây dựng dựa trên mô hình D-P-S-I-R (Driving Forces/Động lực - Pressure/Áp lực - State/Hiện trạng - Impact/Tác động - Response/Đáp ứng). Trong đó, Động lực là các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội như: sự gia tăng dân số, phát triển nông thôn và các ngành kinh tế nông thôn, các vấn đề này đã và đang gây ảnh hưởng đến môi trường nông thôn; tạo ra áp lực rất lớn làm thay đổi hiện trạng môi trường. 

Hiện trạng môi trường nông thôn được đánh giá thông qua các thông số chất lượng môi trường không khí, nước, đất tại khu vực nông thôn. Ô nhiễm môi trường nông thôn gây các tác động đến sức khoẻ người dân. Đáp ứng là các giải pháp được đề ra và thực hiện nhằm kiểm soát hiệu quả, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn bao gồm các chính sách, pháp luật, thể chế, các công cụ quản lý.

Theo Báo cáo, chất lượng nước mặt ở hầu hết vùng nông thôn có thể sử dụng được cho mục đích nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu, nhiều nơi đạt yêu cầu cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên, ở một vài nơi, chất lượng nước mặt đã có dấu hiệu bị suy giảm, thậm chí đã ghi nhận ô nhiễm. Báo cáo cũng chỉ ra, hầu hết khu vực quan trắc chất lượng đất chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp. Ngoài ra, báo cáo cũng đánh giá các hoạt động thâm canh nông nghiệp cũng khiến đất có xu thế bị chua hóa, hàm lượng hữu cơ giảm dần, có hiện tượng phú dưỡng lân, ô nhiễm nitrat, nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng và đã ghi nhận tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.

Theo tìm hiểu, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố gồm 6 Chương và 109 biểu đồ, 19 bảng kèm theo.

 

 

PHẠM DUNG

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline