Hotline: 0941068156

Thứ ba, 26/09/2023 12:09

Tin nóng

Phát hiện 8.350 vụ vi phạm về môi trường trong 5 tháng đầu năm

Nhiều trạm quan trắc không khí “lười” nảy số?

Chi gần 210 tỷ đồng nạo vét các tuyến đường thủy trọng điểm

Cần quyết liệt hơn trong “phân loại rác tại nguồn”

“Kinh tế xanh”: Ngành thủy sản cần làm gì để giảm lượng rác thải đổ ra biển?

Đảm bảo an ninh môi trường vì các thế hệ người Việt

Buýt điện đầu tiên chính thức lăn bánh

Công bố báo cáo về hiện trạng bụi PM2.5 của 63 tỉnh/thành năm 2019-2020

Chính phủ chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Đầu tư 21 cụm cảng thủy hàng hóa tại các tỉnh phía Nam

Định hướng phát triển kinh tế biển xanh

Trẻ em cần được tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai, biến đối khí hậu

Cần giải pháp để người dân thích ứng an toàn với thiên tai

Kiểm soát các nguồn khí thải công nghiệp thuộc đối tượng quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Bảo vệ tài nguyên nước, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Chưa 'khai tử' xe thô sơ, ba bánh

Đến năm 2030 sẽ không còn cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Phát huy sức mạnh văn hóa, con người Việt Nam

Thay đổi cách ứng xử với thiên nhiên và xây dựng văn hoá môi trường hướng tới phát triển bền vững đất nước

Nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước

Thứ ba, 26/09/2023

Cồn Chim hoang sơ giữa rừng ngập mặn

Thứ sáu, 02/06/2023 07:06

TMO - Cồn Chim ở xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước (Bình Định) là tên gọi chung của hệ sinh thái rừng ngập mặn với 3 cồn nổi là Cồn Chim, Cồn Trạng và Cồn Giá, với tổng diện tích 480 ha, chiếm gần 1/10 diện tích đầm Thị Nại - đầm nước mặn lớn nhất miền Trung.

Với những vạt rừng ngập mặn xanh mướt người dân thường ví nơi đây là  "tổ chim xanh", "ốc đảo xanh" của vùng đất Bình Định. Cồn Chim là khu vực ảnh hưởng hai hệ thống sông Kôn và sông Hà Thanh nên có sự phân bố hệ thống rừng ngập mặn, thảm cỏ biển lớn, tạo nên vùng cư trú, kiếm ăn, bãi sinh sản và vườn ươm ấu trùng con non của nhiều loài thủy sản có giá trị. Tại đây, ghi nhận 25 loài cây ngập mặn, trong đó 18 loài cây chủ yếu tạo rừng, còn 7 loài cây tham gia và 5 loài cỏ biển (diện tích 50 ha).

Cồn Chim được ví như "ốc đảo xanh" của vùng đất Bình Định với hệ sinh thái đa dạng. Ảnh: DN. 

Với hệ sinh thái, khí hậu đặc biệt, cồn là nơi hàng nghìn con chim, cò trú ngụ, sinh sống hài hòa với con người. Người dân Cồn Chim sống thân thiện, che chở, bảo vệ rừng ngập mặn, ngăn cấm nạn săn bắt, tận diệt chim trời. Nhờ vậy, mỗi năm các loại chim trời về sinh sôi thêm nhiều giống loài lạ, các loài thủy sản sinh sôi nhanh chóng. Khu vực này có khoảng 100 gia đình với 1.000 người, làm nghề chài lưới và nuôi thủy hải sản. Các gia đình được giao khoán bảo vệ rừng, giữ gìn hệ sinh thái cho tôm, cá sinh sôi.

Tỉnh Bình Định chú trọng công tác bảo tồn hệ sinh thái gắn với phát triển du lịch tại khu vực Cồn Chim. Ảnh: MH. 

Trung tâm Khuyến nông Bình Định cho biết, từ năm 2006 đến nay, chính quyền cùng với người dân khu vực Cồn Chim đã trồng mới được gần 50 ha rừng ngập mặn, với các giống cây: đước, bần trắng, mắm trắng... Qua đó, góp phần quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, hạn chế bão lũ, triều cường, hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm, chắn sóng, gió.

Những năm gần đây, nhiều đoàn du khách trong nước và quốc tế về đây du lịch trải nghiệm, thưởng ngoạn không gian thiên nhiên hoang sơ ở Cồn Chim. Theo đánh giá của ngành chức năng tỉnh Bình Định, Cồn Chim là kho báu giữa đầm Thị Nại, nếu được phát triển đúng hướng sẽ trở thành lá phổi xanh của Bình Định. Do đó, địa phương cần cần có chính sách tốt để bảo tồn, bảo vệ rừng ngập mặn, đàn chim trời, phát triển du lịch cộng đồng.

 

 

Minh Hoàng

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline