Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/07/2025 16:07

Tin nóng

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Thứ tư, 16/07/2025

Cơ sở sản xuất muối đổ chất thải chưa qua xử lý ra môi trường

Thứ năm, 15/09/2022 11:09

TMO – Một cơ sở sản xuất muối tại ấp 7, xã Tân Long, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương có hành vi chôn lấp, đổ trên 2.000 tấn chất thải ra môi trường. Số lượng chất thải này đều chưa qua xử lý.

Theo đó, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Bình Dương vừa phát hiện và xử lý một cơ sở sản xuất muối có hành vi chôn lấp, đổ thải hơn 2.100 tấn chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. Theo điều tra ban đầu, cơ sở sản xuất muối này hoạt động từ tháng 8/2020 có diện tích hơn 4.100m2 gồm nhà kho, lán trại nhân công, lò nấu và bể chứa nước muối (thời điểm kiểm tra không hoạt động). Trong đó khoảng 1.000m2 là khu vực đổ, chôn lấp chất thải với 3 điểm chôn chất thải dưới đất và 6 đống chất thải lộ thiên.

Cơ sở sản xuất muối này sử dụng chất thải công nghiệp (vải vụn, giấy vụn, simili, băng keo, tem giấy thải...) mua lại từ các tài xế xe tải vận chuyển rác thải cho các công ty sản xuất giấy, giày da trên địa bàn tỉnh để đốt lò. Khi thu mua, nếu chất thải khô thì chủ cơ sở chỉ đạo công nhân sử dụng đốt lò, chất thải ướt thì thu phí mỗi xe 500.000 đồng và đổ chất thải ướt xuống hố để đốt, chôn lấp.

Chất thải chưa qua xử lý được đổ trực tiếp ra môi trường. Ảnh: A.X

Theo thông tin điều tra của nhà chức trách, tháng 8/2020, cơ sở sản xuất muối theo loại hình hộ kinh doanh và giao cho 1 thành viên trong gia đình đứng tên chủ sử dụng đất và chủ cơ sở sản xuất muối. Tuy nhiên, toàn bộ quá trình hoạt động của cơ sở này lại do người có tên Vân trực tiếp quản lý, điều hành; người này đã thuê 4 công nhân thực hiện công việc sản xuất muối. Từ khoảng tháng 9/2020 đến nay, bà Vân sử dụng chất thải công nghiệp (vải vụn, giấy vụn, simili, băng keo, tem giấy thải...) để đốt lò sản xuất muối. Số chất thải này được bà Vân mua lại từ các tài xế xe tải vận chuyển rác thải cho các công ty sản xuất giấy, giày da trên địa bàn tỉnh.

Khi thu mua, nếu chất thải khô sẽ được bà Vân chỉ đạo công nhân sử dụng đốt lò, nếu chất thải ướt thì bà Vân chỉ đạo công nhân thu phí mỗi xe 500 nghìn đồng và đổ chất thải ướt xuống hố để đốt, chôn lấp. Qua kiểm tra, bà Vân không cung cấp được hồ sơ giấy tờ liên quan đến công tác chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình chôn, lấp, đổ chất thải. Hiện cơ quan chức năng đã lập biên bản, xác minh thêm thông tin để tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.

Xử phạt hành chính

Theo Điều 4 Chương I Nghị định 155/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp bị xác định có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị áp dụng một trong hai hình phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Hình thức phạt tiền cao nhất là 1 tỷ đồng với cá nhân và 2 tỷ đồng với tổ chức cho mỗi hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tước quyền sử dụng có thời hạn với Giấy phép xử lý chất thải nguy hại/Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp tạo ra chất thải cần xử lý sẽ bị tạm đình chỉ cho đến khi hết thời hạn xử lý, các hoạt động khác không liên quan đến quá trình xả thải vẫn được phép tiếp tục. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra; Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định.

Nếu cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hành vi gây ô nhiễm môi trường ở mức độ nghiêm trọng hơn sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 235 Chương XIX Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) về "Tội gây ô nhiễm môi trường".

 

 

Lê Hùng

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline