Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 17:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Cơ hội thúc đẩy xuất khẩu chanh leo sang thị trường Trung Quốc

Chủ nhật, 20/04/2025 12:04

TMO – Với tổng diện tích trồng khoảng 9.500 ha, sản lượng đạt gần 189.000 tấn, chanh leo Việt Nam đứng trước cơ hội lớn khi Việt Nam và Trung Quốc ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chanh leo xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Trong chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước tới Việt Nam mới đây của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cần Bình theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, tổ yến, cám gạo, đặc biệt là chanh leo sang Trung Quốc.

Cụ thể, các Nghị định thư được ký kết gồm: Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả ớt xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc; Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chanh leo xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc; Nghị định thư về yêu cầu an toàn và kiểm dịch động, thực vật đối với cám gạo và cám gạo chiết ly làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi xuất khẩu của từ Việt Nam sang Trung Quốc; Nghị định thư về các yêu cầu kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với các sản phẩm tổ yến thô và tổ yến sạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Với các Nghị định thư đã được ký kết, nhiều sản phẩm ngành nông nghiệp đứng trước cơ hội xuất khẩu vào thị trường hàng tỷ dân (Trung Quốc), đồng thời mở ra không gian phát triển mới, thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người trồng, nhất là đối với chanh leo.

Chanh leo - một trong những loại nông sản cho giá trị kinh tế cao. Ảnh minh họa.

Chanh leo (hay còn gọi là chanh dây) hiện có diện tích trồng khoảng 9.500ha với sản lượng đạt khoảng 189.000 tấn, nằm trong nhóm 18 loại quả có sản lượng cao mỗi năm của Việt Nam. Từ năm 2015 đến nay thị trường tiêu thụ, đặc biệt là chế biến xuất khẩu chanh leo luôn được mở rộng, tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tích giai đoạn 2015-2022 đạt 31,1%/năm (tương ứng 1.000 ha/năm).

Chanh leo là loại trái cây giàu dinh dưỡng, giàu chất chống oxy hóa, chất khoáng, vitamin và chất xơ. Cây chanh leo xuất hiện ở Việt Nam từ thời Pháp thuộc. Trước năm 2015 chanh leo chủ yếu tập trung phát triển tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên. So với một số nước sản xuất chanh leo lớn trên thế giới, Việt Nam có thể sản xuất chanh quanh năm. Trong đó, Tây Nguyên là vùng sản xuất chanh leo thương mại chính, chiếm hơn 90% diện tích trồng chanh leo cả nước.

Khu vực Tây Nguyên có khoảng 8.200 ha chanh leo năm 2022. Trong đó Gia Lai hiện là tỉnh có diện tích chanh leo lớn nhất với khoảng 4.200 ha, sản lượng đạt khoảng 134.000 tấn năm 2022 (hiện cũng đang là địa phương thu hút, tập trung các doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống, chế biến tiêu thụ chanh dây lớn nhất cả nước); tiếp đến gồm các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Trung du miền núi phía Bắc là vùng trồng chanh leo lớn thứ 2 với khoảng 1.000ha (hơn 11%), chủ yếu tập trung tại tỉnh Sơn La. Giống chanh leo chủ yếu hiện nay là giống quả tím đài nông 1, chiếm hơn 95% diện tích trồng.

Việt Nam đã trở thành một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu chanh leo lớn trên thế giới, nằm trong top 10 nước cung ứng, sau các quốc gia như Brazil, Colombia, Ecuador và Peru. Như vậy, ngành hàng chanh leo không chỉ đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp Việt Nam mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế thông qua việc xuất khẩu, đồng thời khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển bền vững, việc quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp và ứng phó với các dịch hại trên chanh leo cần được chú trọng và đầu tư hơn nữa.

Những năm gần đây, do nhu cầu cao của thị trường nước ngoài đối với trái cây tươi nguyên quả và các sản phẩm nước uống chế biến sẵn, chanh leo Việt Nam có triển vọng xuất khẩu cao với 80% sản lượng dành cho thị trường quốc tế với kim ngạch tăng trưởng ổn định. Sản xuất chanh leo của Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh cũng như hạn chế về kỹ thuật canh tác. Bên cạnh đó là sự biến động của thị trường do cung vượt cầu và phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.

Theo các chuyên gia, một số địa phương như Gia Lai, Nghệ An, Đắk Lắk đã quan tâm công tác bình tuyển, công nhận vườn cây đầu dòng chanh leo. Tỉnh Gia Lai đã công nhận 14 vườn chanh leo đầu dòng. Trên địa bàn tỉnh này cũng đã hình thành hệ thống sản xuất giống chanh leo 3 cấp trong nhà lưới tiên tiến, sạch bệnh với quy mô hàng triệu cây giống/năm.

Mặc dù vậy, dịch bệnh vẫn là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sản xuất chanh leo bền vững. Đặc biệt, virus gây bệnh cứng trái đã gây thiệt hại lớn nhất đối với sản xuất chanh leo tại Việt Nam. Để quản lý dịch bệnh, các chuyên gia cho rằng, cần sử dụng cây giống được sản xuất trong nhà lưới 3 cấp. Trong đó, cây mẹ phải được kiểm tra bệnh hàng năm. Trong quá trình canh tác, cần thu dọn sạch cỏ dại, tàn dư thực vật, đồng thời nhổ bỏ các cây là ký chủ của virus và môi giới truyền bệnh như nhãn lồng, bầu bí, dưa chuột, mướp đắng, su su, cà tím, ớt… trên khu vực dự định trồng chanh leo. Xử lý mối, tuyến trùng và các sâu hại dưới đất bằng các thuốc bảo vệ thực vật trước khi trồng.

Trồng mới bằng cây giống sạch bệnh làm giảm thiệt hại bệnh virus gây ra trên cây chanh leo. Đồng thời áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp để chống tái nhiễm bệnh virus, giảm nguồn bệnh bằng vệ sinh đồng ruộng, điều tra loại bỏ sớm cây bị nhiễm bệnh, quản lý môi giới truyền bệnh từ khi mới trồng. Quản lý các sâu bệnh hại khác, đồng thời quản lý vườn cây bằng các giải pháp quản lý đất, nước tưới, phân bón.

 

 

THIÊN LÝ

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline