Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 21/09/2024 00:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Thứ bảy, 21/09/2024

Chuyên gia: Tiềm năng bán tín chỉ CO2 là rất lớn

Thứ bảy, 07/01/2023 08:01

TMO - Không chỉ phát triển trong xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ, ngành lâm nghiệp đang có tương lai phát triển thương mại từ việc trồng và bảo vệ rừng theo hướng bền vững.

Năm 2022, do tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine khiến nguồn cung khi đốt bị đứt gãy, nhiều nước châu Âu tiến hành tích trữ viên nén gỗ để sưởi ấm trong mùa đông. Bên cạnh đó, giá nhiên liệu, chi phí vận chuyển tăng cao dẫn đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (3 nước tiêu thụ trên 85% lượng dăm của thế giới) không mua dăm gỗ từ các thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn như Australia, Chile, Nam Phi, Brazil mà quay sang mua của Việt Nam. Các chuyên gia cảnh báo, bước sang năm 2023, dự báo ngành lâm nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ do người tiêu dùng tại Mỹ, EU thắt chặt chi tiêu để chống lại lạm phát.

Việt Nam có 4 vùng được xác định hấp thụ CO2 lớn.

Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 2017 - 2019, thế giới đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực cho sự phát triển của thị trường CO2 rừng với gần 400 triệu USD được tạo ra từ các giao dịch thị trường các tự nguyện toàn cầu; ít nhất 5,9 tỷ USD đã được chi trả cho các dự án bồi hoàn CO2 rừng trên toàn thế giới và ít nhất 1,3 tỷ USD đã được các bên tăng cường giải ngân hoặc ký hợp đồng để hỗ trợ các nước đang phát triển bảo vệ rừng.

Việt Nam có 4 vùng mà rừng có khả năng hấp thụ CO2 lớn là miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Trong đó, vùng Bắc Trung Bộ thông qua ký kết của Việt Nam với Ngân hàng Thế giới (WB) đã cam kết chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 trong giai đoạn 2018 – 2023 với giá 5 USD/tấn. Điều đáng mừng là ngay trong chu kỳ đầu tiên 2018 – 2021, Việt Nam đã đủ lượng tín chỉ CO2 như đã ký cam kết với WB.

Theo các chuyên gia, nhiều nước đã có thị trường carbon nội địa nhưng thị trường CO2 quốc tế thì phải có chứng nhận, tín chỉ quốc tế và cần nguồn kinh phí lớn để có thể xác nhận có bao nhiêu tín chỉ CO2 ở khu rừng đó. Nếu hình thành thị trường tín chỉ CO2 thì Việt Nam sẽ có thêm nguồn lực quan trọng cho công tác bảo vệ, phát triển rừng. Các chuyên gia nhấn mạnh: Tiềm năng bán tín chỉ CO2 là rất lớn. Mỗi năm có thể có vài chục triệu tấn CO2 đem ra tín chỉ hóa và giao dịch, từ đó có nguồn tài chính bù đắp lại khoản kinh phí bảo vệ, phát triển rừng mà mức hỗ trợ của nhà nước chưa đủ, giảm thiểu áp lực lên ngân sách Nhà nước, bổ sung kinh phí cho việc quản lý, bảo vệ rừng, tạo động lực cho người dân làm cho rừng giàu lên.

Được biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo nghị định chuyển nhượng phát thải và quản lý tài chính, đến nay, công tác xin ý kiến các bộ ngành đã hoàn tất, chờ Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Khi có Nghị định này, số tiền từ việc bán 10,3 triệu tấn CO2 cho các quỹ đối tác thông qua WB sẽ có cơ sở để phân bổ cho các chủ rừng, ban quản lý bảo vệ rừng, cộng đồng cư dân đang nhận giao khoán, bảo vệ rừng. Việc chi trả cơ bản giống như chi trả dịch vụ môi trường rừng hiện nay nhưng sẽ ưu tiên cho các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng. Đối với ngành lâm nghiệp cũng cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất lâm nghiệp, tập trung vào lĩnh vực giống chất lượng cao; thâm canh tăng năng suất, chất lượng rừng, chế biến gỗ và lâm sản; ưu tiên là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp đồng bộ, hiện đại hoá ngành lâm nghiệp và dịch vụ logistics, phát triển ngành chế biến gỗ hiện đại.

 

 

Bùi Hoàng

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline