Hotline: 0941068156

Thứ tư, 27/11/2024 09:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ tư, 27/11/2024

Chuyên gia: Kênh đào Funan Techo khi vận hành chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến vùng ĐBSCL

Thứ năm, 02/05/2024 08:05

TMO - Trong cơ cấu lượng nước sông Mekong, sông Tiền chiếm 90%, sông Hậu chiếm 10%, vì thế lượng nước từ sông Hậu không đủ nên mới có đoạn kênh đào nối thông với sông Tiền. Điều này sẽ dẫn đến việc chia lại nguồn nước giữa hai dòng sông nói trên trước khi chảy vào lãnh thổ Việt Nam.

Dự án Kênh đào Funan Techo của Campuchia dự kiến sẽ nâng cấp và cải tạo 180km tuyến kênh, sông, bao gồm: đoạn thứ nhất, chiều dài khoảng 20km nối sông Mekong với sông Bassac; đoạn thứ 2 tiếp tục chạy dọc theo sông Bassac đến điểm kết nối với kênh giao thông thủy từ sông Bassac ra cảng Kẹp, chiều dài khoảng 30km; đoạn thứ ba dài 130km nối sông Bassac, tại điểm cách biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng 20km, với cảng Kẹp của Campuchia. Theo thông báo của phía Campucha, các đoạn kênh này được thiết kế với kích thước đủ lớn, bề rộng đáy kênh 50m, bề rộng mặt kênh từ 80 - 120m và chiều sâu mực nước trong kênh 4,7m, để các tàu tải trọng đến 1.000 tấn có thể đi qua.

(Ảnh minh họa)

Dự án sẽ xây dựng 3 cống - âu thuyền để điều tiết dòng chảy, duy trì sự ổn định của mực nước trong kênh giao thông thủy và chống xâm nhập mặn. Các cống này có chiều dài 135m, chiều rộng 18m, độ sâu 5,8m. Ngoài ra, Dự án cũng sẽ tiến hành xây dựng 11 chiếc cầu giao thông, dài 161m, rộng 12m, bắc qua tuyến kênh để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Dự kiến Dự án này sẽ được khởi công trong năm 2024 và hoàn thành vào năm 2027, với tổng lượng hàng hóa lưu thông qua tuyến đường thủy mới này là 7 triệu tấn/năm.

Tại cuộc họp tham vấn về Dự án Kênh đào Funan Techo (do Ủy ban sông Mekong Việt Nam phối hợp với Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong quốc tế tổ chức hôm 23/4 vừa qua tại TP. Cần Thơ), Ủy ban sông Mekong Campuchia đã ghi nhận các quan ngại của phía Việt Nam về Dự án và thông báo đang làm việc với các Bộ, ngành liên quan của Campuchia để chuyển tải các ý kiến của phía Việt Nam. Bên cạnh đó, Ủy ban sông Mekong Việt Nam đã đề nghị Ban Thư ký Ủy hội hỗ trợ các quốc gia triển khai nghiên cứu về đánh giá tác động xuyên biên giới của Dự án. Hiện, Ban Thư ký Ủy hội đang khẩn trương tiến hành nghiên cứu độc lập về tác động của Dự án, đặc biệt là các tác động xuyên biên giới, đề xuất các biện pháp giảm thiểu và giám sát tác động.

Tại cuộc họp tham vấn trên, các đại biểu đã nêu những quan ngại về Dự án, bao gồm: các tác động của Dự án đến tài nguyên nước vùng ĐBSCL, đặc biệt trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra ngày càng thường xuyên và khắc nghiệt hơn; việc thực hiện Dự án sẽ chuyển nước từ sông Bassac, là phân lưu của sông Mekong ra cảng Kẹp nằm ngoài lưu vực sẽ gây suy giảm đáng kể tài nguyên nước tới vùng ĐBSCL, gây tác động tiêu cực đến các hoạt động sinh kế, sản xuất của người dân địa phương và các hệ sinh thái tự nhiên.

Theo các chuyên gia, dự án Kênh đào Funan Techo khi vận hành chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến vùng ĐBSCL. Vùng ĐBSCL Việt Nam sẽ gia tăng tình trạng thiếu nước ngọt trong sinh hoạt, canh tác, sản xuất; mặn xâm nhập sâu và nhiều hơn; các hệ sinh thái cũng sẽ bị đảo lộn. Đoạn một của Kênh Funan Techo kết nối sông Mekong - sông Tiền đến sông Bacsac - sông Hậu, sau đó mới tiếp tục đào ra hướng Vịnh Thái Lan. Nước bạn Camphuchia lấy lý do phát triển giao thông, nhưng rất có thể sẽ sử dụng nguồn nước rất lớn. Trong cơ cấu lượng nước sông Mekong, sông Tiền chiếm 90%, sông Hậu chiếm 10%, vì thế lượng nước từ sông Hậu không đủ nên mới có đoạn kênh đào nối thông với sông Tiền. Điều này sẽ dẫn đến việc chia lại nguồn nước giữa hai dòng sông nói trên trước khi chảy vào lãnh thổ Việt Nam. Tùy lượng nước đổ về sông Hậu nhiều hay ít khi vào tỉnh An Giang sẽ có những tác động gây nên sạt lở và vai trò điều tiết nước của sông Vàm Nao - nối sông Tiền và sông Hậu bị ảnh hưởng, kéo theo nhiều vấn đề liên quan.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban sông Mekong Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong quốc tế, Campuchia và các quốc gia thành viên Ủy hội để thúc đẩy tiến độ thực hiện nghiên cứu về tác động của Dự án; đồng thời, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, giám sát tác động và tiếp tục tổ chức các hoạt động tham vấn tại các quốc gia…/.

 

 

HẢI YẾN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline