Hotline: 0941068156

Thứ ba, 14/05/2024 10:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ ba, 14/05/2024

Chuyên gia: “Hãy nhường không gian cho tự nhiên tự vận hành theo quy luật của nó”

Thứ tư, 18/10/2023 11:10

TMO -  Kiểm tra công trình xây dựng kè chắn đất, đắp đất tại các thửa đất số 657, 658, 659 tờ bản đồ số 4 (C71-III) thuộc địa bàn phường 10, TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), cho rằng không có sai phạm nên cho phép tiếp tục thi công công trình. Tuy nhiên, công trình bị sạt lở gây hậu quả nghiêm trọng.

Nguồn tin từ Viện Kiểm sát nhân dân TP. Đà Lạt, Lâm Đồng cho biết, ngày 17/10, cơ quan này đã phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can với ba cán bộ gồm: Mạc Phương Hải, Trần Quốc Hà (cán bộ thuộc Đội Quản lý trật tự đô thị TP. Đà Lạt trực thuộc Phòng Quản lý đô thị TP. Đà Lạt) và Võ Khánh Toàn (công chức địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường của UBND phường 10, TP. Đà Lạt) liên quan đến vụ sạt bờ taluy khiến 2 công nhân xây dựng tử vong cùng 3 người bị thương ở đường Hoàng Hoa Thám, phường 10, TP. Đà Lạt vào cuối tháng 6 vừa qua. Các bị can bị khởi tố nhưng cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú để phục vụ điều tra.

Theo cơ quan điều tra Công an TP. Đà Lạt, ngày 17/4/2023, Mạc Phương Hải và Trần Quốc Hà đã phối hợp với UBND phường 10, TP. Đà Lạt kiểm tra công trình xây dựng kè chắn đất, đắp đất tại các thửa đất số 657, 658, 659 tờ bản đồ số 4 (C71-III) thuộc địa bàn phường 10, TP. Đà Lạt. Qua kiểm tra, Mạc Phương HảiTrần Quốc Hà cho rằng không có sai phạm nên cho phép tiếp tục thi công công trình. Theo cơ quan điều tra Công an TP. Đà Lạt, Trần Quốc Hà, Mạc Phương Hải, Võ Khánh Toàn đã có hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Hiện trường vụ sạt lở xảy ra vào rạng sáng ngày 29/6/2023. Ảnh: Q.S

Hôm 13/7 vừa qua, Công an TP. Đà Lạt đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Uy Vũ (Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng Lê Nguyễn Lâm Đồng, đơn vị thiết kế và thi công bờ kè taluy) và Dương Viết Phong (cán bộ giám sát thi công thuộc một đơn vị tư nhân) để điều tra hành vi vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. Những người bị khởi tố đều liên quan đến vụ sạt bờ taluy khiến 2 công nhân xây dựng tử vong cùng 3 người bị thương ở đường Hoàng Hoa Thám, phường 10, TP. Đà Lạt vào đêm ngày 29/6.

Trước đó, rạng sáng ngày 29/6, hàng nghìn khối đất đá từ taluy công trình ở hẻm 36 đường Hoàng Hoa Thám, phường 10 (TP Đà Lạt), bất ngờ sạt lở tràn xuống ba căn nhà 3-4 tầng vùi lấp 2 công nhân đang ngủ trong lán trại (tử vong) và 5 người trong một gia đình mắc kẹt được lực lượng chức năng giải cứu. Khu đất sạt lở rộng hơn 2.100 m2 do 4 hộ dân sở hữu. Khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư đang cho đắp đất để tạo mặt bằng thi công. Đoạn taluy đổ sập nằm dọc theo ranh đất công trình, dài khoảng 29 m.

Báo cáo bước đầu về nguyên nhân, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cho biết do mưa lớn kéo dài, khối lượng đất đắp sau tường chắn lớn, gây mất khả năng chịu lực dẫn đến sạt lở. Hạng mục taluy bị sạt lở đã xây xong cách đây khoảng một năm theo giấy phép do UBND TP Đà Lạt cấp. Tổng chiều dài taluy trong hồ sơ là 381 m, cao 13,4 m (giật thành ba cấp từ 4 đến 4,7 m). Ngay sau khi sự cố xảy ra, UBND TP Đà Lạt đã yêu cầu lãnh đạo các Phòng quản lý đô thị, Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai không rời khỏi địa phương. Các cán bộ này cũng được đề nghị chấp hành nghiêm yêu cầu triệu tập, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho cơ quan điều tra về các nội dung liên quan đến vụ sạt lở.

Ngay trong ngày 29/6, Thủ tướng Chính phủ ký Công điện về khắc phục hậu quả vụ sạt lở gây hậu quả nghiêm trọng tại TP Đà Lạt vào rạng sáng ngày 29/6. Trong Công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả vụ sạt lở đất nêu trên; tổ chức cứu chữa người bị thương; thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, nhất là gia đình có người bị nạn; chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh kiểm tra, đánh giá, xác định cụ thể nguyên nhân xảy ra sự cố sạt lở để rút kinh nghiệm, tránh xảy ra các sự cố sạt lở tương tự, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý đất đai và hoạt động xây dựng (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật.

Vì sao Đà Lạt liên tục sạt lở, ngập úng?

Theo các chuyên gia, bằng mắt thường, có thể thấy vùng nội đô TP. Đà Lạt rất ít mảng xanh, đất trống xen kẽ trong các khu vực dân cư, vùng trung tâm. Khi mưa lớn xảy ra một cách cực đoan, nước không thấm, thoát dần ở vùng cao mà đổ dồn xuống vùng thấp thì hệ thống thoát nước và suối sẽ không chịu nổi và gây ngập. Cả một đô thị lớn nhưng vùng cảnh quan xen kẽ không có, nền đất cỏ đã thay thế bằng bê tông thì dễ hiểu có mưa là sẽ ngập. Trong phạm vi trung tâm Đà Lạt, các chuyên gia khẳng định hệ số thấm của đất đang ở mức rất thấp, do đó việc ngập mỗi khi mưa lớn sẽ còn xuất hiện. Hoặc hiện tượng này sẽ gây áp lực rất lớn lên chính quyền thành phố trong việc giải quyết nó lẫn những hậu quả ngắn hạn.

Mô hình sản xuất nông nghiệp trong nhà kính mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, nhiều chuyển gia chỉ ra, đây lại là một trong những nguyên nhân khiến TP Đà Lạt thường xuyên bị ngập lụt khi mưa lớn. Được biết, hiện TP. Đà Lạt và một số huyện lân cận đang triển khai kế hoạch tháo dỡ, di dời ra khỏi nội đô. Ảnh: T.P

Tình trạng ngập lụt đô thị ở Đà Lạt xảy ra trong vài năm gần đây ngày một nghiêm trọng và với tần suất ngày càng cao nhưng chưa thấy giải pháp quy mô và có tính tương lai bài bản nào được đưa ra. Trong khi đó, dân số tiếp tục đà tăng, mật độ xây dựng bê tông hóa sẽ ngày càng cao, diện tích nông nghiệp nhà kính còn lớn, sức nén khu trung tâm ngày càng cao trong khi hệ thống điều tiết nước các hồ nhân tạo, hạ tầng xử lý thoát nước không hứa hẹn theo kịp... sẽ là nguyên nhân dẫn đến giảm sức chống chịu trước thiên tai, thời tiết cực đoan.

Theo TS. Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu, nhìn vào hiện trường vụ sạt lở xảy ra vào rạng sáng ngày 29/6 (như đã nêu trên) có thể thấy hoặc chủ đầu tư quá tham, hoặc tư vấn thiết kế xây dựng quá kém. Với nền đất đỏ bazan vốn dĩ rất mềm và tơi xốp mà xây dựng các công trình cao 4-5 tầng cheo leo bám vào vách taluy cao 30 mét thì sớm muộn gì sức đè của công trình cũng sẽ khiến nơi đây bị sạt lở. Với các công trình này cần phải khoan cọc nhồi sâu tới tầng đá vỉa thì may ra công trình mới có thể trụ được. Không nên đổ hết lỗi cho thiên tai vì vùng Đà Lạt, Lâm Đồng vốn dĩ nhiều mưa trong thời điểm cuối tháng 6 và tháng 7, đồng thời khuyến nghị “Hãy nhường không gian cho tự nhiên tự vận hành theo quy luật của nó. Cãi thiên nhiên thì ắt sẽ nhận thiệt hại về mình”.

 

 

PV

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline