Hotline: 0941068156
Thứ hai, 25/11/2024 19:11
Thứ bảy, 01/04/2023 18:04
TMO – Giai đoạn 2018-2023, tỉnh Quảng Ninh triển khai nhiều chương trình, đề án, kế hoạch triển khai có hiệu quả, đóng góp vào sự tăng trưởng của lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, nâng tỉ lệ che phủ rừng và nâng cao chất lượng rừng. Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, chính sách khoán bảo vệ rừng, dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư đã tạo nguồn thu nhập và sinh kế cho người dân.
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW. Tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả; tạo sự chuyển biến rõ nét, thực chất về nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp uỷ đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của tài nguyên rừng; hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp được tăng cường; tình trạng vi phạm pháp luật lâm nghiệp giảm. Nhiều chương trình, đề án, kế hoạch triển khai có hiệu quả, đóng góp vào sự tăng trưởng của lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, nâng tỉ lệ che phủ rừng và nâng cao chất lượng rừng. Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, chính sách khoán bảo vệ rừng, dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư đã tạo nguồn thu nhập và sinh kế cho người dân…
(Ảnh minh hoạ)
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh như: Cơ chế chính sách bảo vệ phát triển rừng bền vững chưa đồng bộ và chưa đủ mạnh để tạo bước đột phá trong phát triển sản xuất lâm nghiệp đặc biệt là trồng mới rừng gỗ lớn; chuyển rừng sản xuất sang rừng phòng hộ, đặc dụng; phát triển dược liệu và xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất lâm nghiệp. Chưa kịp thời điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách về đất đai, tín dụng, thuế để thu hút các doanh nghiệp đầu tư lớn vào lĩnh vực lâm nghiệp...
Theo các chuyên gia, Quảng Ninh cần tập trung tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách, xử lý các vấn đề nóng, tồn đọng trong thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là các giải pháp căn cơ để duy trì và nâng cao bền vững tỉ lệ che phủ rừng trên địa bàn, đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp. Thực hiện phát triển rừng bền vững, gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tăng cường quản lý, bảo vệ, khôi phục và nâng cao chất lượng rừng, tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng hướng tới việc thực hiện cam kết quốc tế giảm mức phát thải ròng về "0ˮ vào năm 2050. Có giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai, đất quy hoạch lâm nghiệp. Thực hiện tốt các giải pháp về an sinh xã hội, tạo việc làm bền vững cho người dân khu vực có rừng. Nghiên cứu thực hiện các giải pháp căn cơ, đồng bộ, thúc đẩy lẫn nhau trong phát triển kinh tế rừng và kinh tế biển.
Quỳnh Vân
Bình luận