Hotline: 0941068156

Thứ tư, 19/03/2025 10:03

Tin nóng

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Những “cột mốc xanh” nơi đảo xa

Phòng chống dịch sởi: Rà soát tiêm chủng đảm bảo không bỏ sót đối tượng

Tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm của “mô hình tăng trưởng mới”

Đảm bảo thống nhất, phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả Luật Địa chất và khoáng sản

Nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Việt Nam – Singapore: Đẩy mạnh hợp tác về chuyển đổi số, kinh tế xanh, năng lượng sạch

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Cộng hòa Singapore

Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Indonesia không ngừng phát triển mạnh mẽ trong 70 năm qua

Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị đầu tư của thế giới

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia

Số vụ vi phạm về môi trường trong 2 tháng đầu năm giảm

Khẩn trương kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng thị trường lúa gạo

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh

Diện tích rừng trồng mới và rừng bị thiệt hại tăng mạnh

Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phấn đấu mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên

Tuyên Quang: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Trôi cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 19/03/2025

Chuyển đổi hình thức lao động – giải pháp ứng phó bền vững biến đổi khí hậu

Thứ ba, 02/04/2024 19:04

TMO - Với tình hình xâm nhập mặn và hạn hán đang diễn ra nghiêm trọng như hiện nay, nhiều địa phương đã khuyến cáo người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng với kỳ vọng hạn chế mức thiệt hại cho người nông dân.

Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời gian tới, nhiệt độ trung bình có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm, đặc biệt trong mùa hè; nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm; mùa lũ ở Bắc Bộ ít có khả năng đến sớm, dòng chảy đến các hồ chứa lớn trên sông Đà có thể thiếu hụt 30-40% so với trung bình nhiều năm; nguy cơ tiếp tục xảy ra nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, nhất là ở khu vực Trung Bộ và Nam Bộ.

Do đó, chính quyền các địa phương, đặc biệt khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần triển khai ngay các giải pháp để ứng phó hiệu quả và bền vững. Theo các chuyên gia, để kịp thời ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn, tiếp tục cứu nguy những diện tích lúa có thể thu hoạch và diện tích cây ăn quả tại ĐBSCL, rất cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền, địa phương nhằm cùng người dân trong vùng chung tay thực hiện các giải pháp ngăn mặn, trữ nguồn nước ngọt.

(Ảnh minh họa)

Trong đó, rất cần quan tâm đến công tác nạo vét hệ thống kênh mương để tiếp tục dẫn nguồn nước có độ mặn ở mức cho phép vào hệ thống các kênh rạch. Các hệ thống kênh cần tiếp tục được mở rộng và nạo vét vừa đảm bảo tạo thêm nguồn nước, vừa khơi thông nguồn nước chảy vào nội đồng cho các cánh đồng lúa.

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng là công tác cần thiết. Với tình hình xâm nhập mặn và hạn hán đang diễn ra nghiêm trọng như vậy, ở nhiều địa phương đã khuyến cáo người dân chuyển đổi trồng cây có khả năng chịu hạn cao. Đây cũng là giải pháp trước mắt nhằm hạn chế mức thiệt hại cho người nông dân. Đồng thời, việc nghiên cứu những giống cây trồng có thể thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, chịu mặn là giải pháp quan trọng nhằm hạn chế phần nào thiệt hại xảy ra đối với người nông dân.

Trước dự báo tình hình hạn hán và xâm nhập mặn sẽ tiếp tục diễn ra trên địa bàn vùng, việc chuyển đổi hình thức lao động cũng là một trong những giải pháp cần được tính đến. Có thể chuyển đổi sang các hình thức sản xuất phi nông nghiệp như làm các sản phẩm nghề thủ công để tranh thủ thời gian nhàn rỗi khi cánh đồng tạm thời chưa sản xuất nhằm tạo thêm thu nhập cho người nông dân.

Với những vùng đất đang gặp khó khăn về nguồn nước, việc đầu tư xây dựng những hệ thống dẫn nước cấp sinh hoạt cho người dân là biện pháp hàng đầu. Nước sinh hoạt là yêu cầu tất yếu mỗi ngày của người dân. Do đó, việc quan tâm, chú trọng dành nguồn ngân sách của nhà nước, địa phương đầu tư tới những công trình cấp nước sinh hoạt là việc rất cần thiết, giúp đưa nguồn nước đảm bảo đến với cuộc sống hàng ngày của người dân. Ngoài ra, sự vào cuộc của các đoàn thể, đặc biệt như Đoàn Thanh niên trên địa bàn nhằm hỗ trợ cho người dân những lúc khó khăn cũng là một giải pháp quan trọng. Có thể là vận chuyển nguồn nước, hỗ trợ các bình đựng nước,.. là những hoạt động thiết thực nhằm chung tay cùng người dân vượt qua thời điểm khó khăn.

Trong thời gian tới và những năm tiếp theo, dự báo, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn tại vùng ĐBSCL tiếp tục diễn biến phức tạp, do đó, việc chủ động những giải pháp lâu dài để ứng phó là điều không thể thiếu. Trong đó, nên chăng rất cần đến việc nghiên cứu những hệ thống lọc nước đơn giản, gọn nhẹ để có thể lọc được nước nhiễm mặn thành nước ngọt hoặc hạn chế độ mặn ở mức cho phép. Đây là biện pháp cần được quan tâm khi đa số người dân đang phải bất lực trước nguồn nước mặn không thể sử dụng. Đây cũng là lúc để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tiếp tục vào cuộc nhanh chóng khi các địa phương vùng ĐBSCL đang rất cần sự chung tay của khoa học và công nghệ ứng phó với hạn và nhiễm mặn.

 

 

ĐOÀN VINH

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline