Hotline: 0941068156

Thứ tư, 01/05/2024 12:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 01/05/2024

Chung tay mang nước ngọt cứu trợ vùng hạn, mặn

Thứ năm, 18/04/2024 12:04

TMO - Do ảnh hưởng của hạn, mặn gay gắt, nhiều địa phương tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thiếu nguồn nước ngọt trầm trọng trong những ngày qua. Cùng với Nhà nước và các ban ngành đoàn thể, nhiều nhóm thiện nguyện không ngại xa xôi vất vả, chở từng thùng nước ngọt hỗ trợ người dân vượt qua mùa hạn, mặn khốc liệt này. 

Thiện nguyện nước ngọt

Rạng sáng 17/4, nhóm thiện nguyện vận chuyển nước ngọt của anh Trần Thanh Long (phường Ninh Thạnh, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) gồm 20 xe tải, xe bồn chở nước ngọt từ thành phố Tây Ninh về huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Gò Công Đông là huyện đầu tiên công bố tình trạng khẩn cấp về tình trang xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều tháng qua, nắng hạn gay gắt, kênh rạch bị nhiễm mặn, nước ngọt khan hiếm, đời sống của người dân gặp nhiểu khó khăn. 

Anh Long sở hữu trang mạng xã hội facebook với hàng trăm nghìn người theo dõi đứng ra vận động người dân Tây Ninh hỗ trợ nước ngọt cho vùng hạn mặn nên nhanh chóng được nhiều người tham gia, ủng hộ. Đây là đợt thứ ba nhóm của anh Long chở nước về cho người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, có hàng trăm khối nước ngọt được chuyển đến tay người dân. Cao điểm có ngày nhóm vận động đến 27 xe tham gia chở nước hỗ trợ. 

Anh Long cho biết, khi bắt đầu vận chuyển nước ngọt về đồng bằng, khó khăn lớn nhất là không đủ  bồn, thùng chứa nước. Mỗi thành viên tham gia tự bỏ tiền túi đổ xăng dầu vận chuyển. Từ Tây Ninh về Gò Công Đông 130km nên đoàn phải đi trong đêm. Miền Tây đang khan hiếm nước ngọt, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để chở nước ngọt về chừng nào mà còn khả năng và kinh phí là còn đi. 

Những chuyến xe chở nước ngọt về các địa phương đang thiếu nước trầm trọng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 

Ngoài nhóm của anh Long, ở Tây Ninh còn có nhóm anh Trà Minh Nhựt cũng chuyển nước ngọt hỗ trợ người dân địa phương vùng hạn, mặn. Anh Nhựt cho biết: Có về vùng hạn, mặn mới tận mắt chứng kiến đời sống của bà con chật vật vì thiếu nước ngọt, nước sạch như thế nào.

"Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ngay lúc này người dân miền Tây đang cần nước, người dân Tây Ninh không ngại đường xá xa xôi mang nước đến cho bà con. Nhiều người không đi theo đoàn được nhưng cũng ủng hộ bằng mọi cách có thể như cho mượn xe tải, cho mượn bồn chứa nước, nào là ủng hộ tiền dầu và cả thức ăn để anh em tài xế lót dạ dọc đường.

Tại Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) có nhóm thiện nguyện “Miền yêu thương Mỹ Tho, Tiền Giang” do chị Đặng Thị Ngọc Sương (Facebook Sương Lạc) trưởng nhóm, từng tổ chức nhiều chuyến đi cấp nước sạch, nước lọc tinh khiết cho người dân trong tỉnh. Đông đảo người dân trong nước và đồng bào Việt Nam ở nước ngoài cũng đã chung sức ủng hộ việc vận chuyển nước ngọt về cho người dân vùng hạn, mặn. 

Nhiều nhóm thiện nguyện mang nước ngọt về với bà con. 

Không để người dân thiếu nước ngọt

Là tỉnh chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ xâm nhập mặn, Tiền Giang đã mở 101 vòi nước công cộng tại các khu vực khó khăn, thiếu nước để người dân đến lấy miễn phí. Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang đã trang bị, vận chuyển 63 bồn chứa nước được đặt tại 40 điểm để cấp nước miễn phí cho nhân dân các khu vực cuối nguồn.

Ở huyện Tân Phú Đông, nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn huyện trong thời điểm cao điểm nắng nóng hiện gần 10.000 m3/ngày, thiếu 1.700 m3/ngày. Công  ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang đã vận hành điều tiết cung cấp nước, cấp nước qua vòi công cộng đối với những khu vực cuối nguồn bị thiếu nước. UBND tỉnh Tiền Giang đang tính phương án vận chuyển nước ngọt bổ cấp cho 2 ao nước thô trên địa bàn huyện Tân Phú Đông nhằm giúp người dân có thêm nguồn nước ngọt trong thời kỳ hạn mặn.

Tại Bến Tre, xâm nhập mặn trên các sông chính ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. Ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre cho biết, hiện Bến Tre triển khai 165 điểm cấp nước ngọt tập trung miễn phí cho người dân.

Cụ thể, huyện Giồng Trôm có 9 điểm,  Ba Tri có 18 điểm, Chợ Lách có 6 điểm, Thạnh Phú có 41 điểm, Châu Thành có 23 điểm, Bình Đại có 53 điểm, Mỏ Cày Nam có 15 điểm, Mỏ Cày Bắc có 3 xe chở nước lưu động… Các đơn vị cấp nước đang tổ chức đo mặn tại nguồn nước thô và độ mặn sau xử lý của các nhà máy nước để có kế hoạch trữ nước, vận hành nhà máy phù hợp kết hợp vận hành hệ thống lọc mặn RO. Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt, Bến Tre phải dùng xà lan chở nước thô cung cấp cho nhà máy nước Lương Phú, nhà máy nước Phước Long ...

Cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp từ chính quyền địa phương, những chuyến xe hỗ trợ nước ngọt này góp phần giúp bà con tại ĐBSCL vượt qua mùa hạn, mặn. 

Long An cũng là vùng bị xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt trầm trọng, đặc biệt tại các xã ven biển như Tân Tập, Đông Thạnh và Phước Vĩnh Đông của huyện Cần Giuộc. Nhiều tháng qua, người dân nơi đây thường xuyên bị thiếu nước ngọt và đến nay khi hạn, mặn vào mùa cao điểm thì nước ngọt, nước sạch càng khan hiếm.  

Ông Trần Văn Mé, Bí thư Đảng ủy xã Đông Thạnh cho biết, chưa năm nào mùa hạn đến sớm và tình trạng thiếu nước kéo dài lâu như năm nay. Có 3 ấp trong xã thiếu nước trầm trọng, nhất là ấp Tân Quang 2, ấp Bắc, ấp Trung. Trước tình hình đó, xã đã báo cáo lên cấp trên. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị trong tỉnh tìm cách hỗ trợ cấp nước ngọt chi người dân, theo tinh thần không để người dân bị thiếu nước ngọt, nước sạch. 

Tỉnh Đoàn Long An đã phối hợp Đội tình nguyện Bạn hữu đường xa “Tân An Long An”, Bạn hữu đường xa “Châu Thành Long An” cùng các nhà hảo tâm mang “Giọt nước nghĩa tình” đến với người dân Cần Giuộc. Hơn 30 thành viên của các nhóm Bạn hữu đường xa với 10 xe tải (mỗi xe chở từ 3 đến 10m3 nước) chở  nước sạch mỗi ngày đến các điểm lấy nước cho người dân tại các xã bị thiếu nước nặng là Phước Vĩnh Đông và Tân Tập, huyện Cần Giuộc.

Ban Chỉ huy quân sự huyện Cần Giuộc cũng đã phối hợp với đoàn thanh niên các địa phương chở nước đến các điểm lấy nước cho người dân. Đối với  các hộ chính sách, hộ có hoàn cảnh khó khăn cũng như người già neo đơn, bộ đội và đoàn thanh niên còn vận chuyển nước đến tận nhà cho người dân.

 

 

Nhóm PV

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline