Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 02:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Chủ động ứng phó với cao điểm xâm nhập mặn

Thứ năm, 29/02/2024 13:02

TMO - Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do xâm nhập mặn trong năm 2024, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục triển khai linh hoạt các giải pháp ứng phó, trong đó tập trung theo dõi kỹ dự báo, tích trữ nước ngọt tối đa và sử dụng tiết kiệm.  

Mùa khô 2023-2024 ở đồng bằng sông Cửu Long được các cơ quan chuyên môn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, giám sát, dự báo sớm (từ tháng 10/2023) và thường xuyên cập nhật phù hợp với diễn biến thực tế. Đến nay có thể khẳng định mức độ xâm nhập mặn sát với thông tin đã được dự báo. Tuy nhiên, hiện đang vào giữa mùa khô, cao điểm của xâm nhập mặn nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương tiếp tục theo dõi kỹ dự báo, tích trữ nước ngọt tối đa và sử dụng tiết kiệm để ứng phó hiệu quả.

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo dòng chảy thượng lưu về đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 3 và tháng 4 ở thấp, kéo theo xâm nhập mặn có khả năng xảy ra gay gắt, nghiêm trọng và kéo dài ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Theo đó, chiều sâu xâm nhập mặn lớn nhất với ranh 4g/l trong tháng 3 tại các cửa sông Cửu Long phạm vi ảnh hưởng từ 45-55 km; sông Hàm Luông từ 62-65 km; sông Cổ Chiên, sông Hậu  từ 55-60 km. Trên sông Vàm Cỏ (Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây) phạm vi ảnh hưởng từ 80-95 km. Như vậy, nguồn nước ngọt của các vùng cửa sông, trong tháng 3 và tháng 4 có khả năng sẽ khan hiếm kéo dài. Các địa phương cần tăng cường tích trữ nước ngọt tối đa và sử dụng tiết kiệm.

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, đến thời điểm hiện tại, hạn mặn 2023-2024 diễn ra đúng như dự báo từ sớm và ở mức cao hơn trung bình nhiều năm nhưng không gay gắt như các năm 2015 – 2016 và năm 2019 – 2020. Dự báo hạn mặn cao điểm sẽ vào tháng 3. Đợt này, có điểm sẽ bị xâm nhập mặn sâu từ 80 - 90 km.

Dự báo hạn mặn cao điểm sẽ vào tháng 3. Đợt này, có điểm sẽ bị xâm nhập mặn sâu từ 80 - 90 km. 

Cục Thủy lợi cũng đã ban hành "Sổ tay hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước phân tán, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng đồng bằng sông Cửu Long, áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô năm 2023-2024" để hướng dẫn các giải pháp trữ nước cho cây ăn quả. Các địa phương cũng đã chủ động triển khai xây dựng và tích trữ nước trong các ao hồ phân tán quy mô hộ, nhóm hộ gia đình để đảm bảo nguồn nước cho cây ăn trái trong thời gian xâm nhập mặn tăng cao.

Cùng với các giải pháp ứng phó trong sản xuất, các địa phương vận hành các công trình thủy lợi đã có cũng như đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các công trình đang xây dựng để có thể phát huy hiệu quả sớm nhất. Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé hiện đang kiểm soát xâm nhập mặn trên sông Cái Lớn – Cái Bé cho khoảng 384.000 ha sản xuất nông nghiệp khu vực ven biển Tây khá tốt. Dự kiến tháng 7/2024, công trình cống âu Nguyễn Tấn Thành cũng sẽ hoàn thành sớm hơn kế hoạch, đưa vào vận hành và khai thác nhằm ngăn mặn, trữ ngọt, bảo vệ cho gần 100.000 ha sản xuất nông nghiệp và tạo nguồn cung cấp nước sinh hoạt ổn định cho gần 1,1 triệu dân của 2 tỉnh Tiền Giang và Long An... 

Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và hơn 8.400 hệ thống tưới, qua đó góp phần giải quyết tưới tiêu cho gần 100% diện tích sản xuất lúa được bơm tưới chủ động bằng Trạm bơm điện hoặc máy dầu; gần 70% tưới tiêu cho rau, màu và gần 60% diện tích cây ăn trái được chủ động tưới tiêu bằng máy.

Để có nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp trong mùa khô năm 2024, các huyện, thành phố trong tỉnh có nhiều giải pháp chủ động nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Huyện Lai Vung chủ động đảm bảo đủ nước tưới cho 7.500 ha lúa; hơn 1.500 ha hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Huyện triển khai nhanh thi công các danh mục công trình do tỉnh quản lý; huy động mọi nguồn lực để nạo vét các công trình thủy lợi nội đồng ở các xã, thị trấn nhằm khai thông nguồn nước các kênh bị bồi lắng, tạo dòng chảy thông thoáng, đảm bảo đủ nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp...

UBND huyện Lai Vung cho biết, địa phương đã chủ động các biện pháp khai thông nguồn nước các kênh thủy lợi tạo nguồn, thủy lợi nội đồng, cống đập tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp; tuyên truyền vận động người dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất, theo hướng bố trí màu luân canh vụ Xuân Hè, để hạn chế sử dụng nước, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, nhất là những vùng gò sản xuất lúa kém hiệu quả. Huyện khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nước; chủ động tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng luân canh 2 lúa, 1 màu.

Tại huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) đảm bảo đủ lượng nước tưới cho khoảng 16.964 ha đất sản xuất, huyện có giải pháp như: Phương án di chuyển các trạm bơm điện, thiết bị máy móc bơm nước liên vùng đến những nơi cần gấp; đẩy nhanh tiến độ thi công nạo vét công trình thủy lợi được huyện bố trí nguồn vốn năm 2024 nhằm kịp thời phục vụ chống hạn cho sản xuất nông nghiệp, triển khai thực hiện kế hoạch bố trí chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp....

Tại tỉnh Tiền Giang, hiện nay, nước sông Tiền tại cống Xuân Hòa (huyện Chợ Gạo) là 2,7 gam/lít, cao hơn cùng kỳ năm ngoái là 2,1 gam/lít; tại thành phố Mỹ Tho nhiễm mặn 1,6 gam/lít, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái là 0 gam/lít. Dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn độ mặn sẽ còn tăng cao, nhất là những đợt triều cường tới. Do đó, ở thời điểm này việc ngăn mặn, trữ ngọt để phục vụ sản xuất rau màu ở phía Đông và vườn cây ăn trái ở khu vực ven sông Tiền của tỉnh Tiền Giang là hết sức cấp thiết.

Xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy đang huy động cơ giới xây đập ngăn mặn bảo vệ vườn cây ăn trái. 

Lo ngại nhất khi mặn xâm nhập ở tỉnh Tiền Giang là diện tích vườn cây sầu riêng ở khu vực ven sông Tiền thuộc các huyện Châu Thành, Cai Lậy của tỉnh. Bởi cây này khi nước nhiễm mặn 0,5 gam/lít là sẽ chết, nên việc bảo vệ vườn cây trước nguy cơ nước mặn tấn công là rất khẩn trương.

UBND huyện Cai Lậy cho biết, trước mắt từ nguồn kinh phí trên 6 tỷ đồng, huyện đang triển khai xây dựng 05 cái đập tại đầu kênh rạch ở cù lao Ngũ Hiệp với mỗi đập là 1,2 tỷ đồng và một cái đập nhỏ tại xã Tam Bình; từ nguồn ngân sách huyện và nhân dân đóng góp sẽ tiến hành đắp khoảng 20 cái đập ngăn mặn cục bộ khác tại cù lao Tân Phong, Ngũ Hiệp. Đối với khoảng 200ha vườn cây sầu riêng ven sông Tiền nằm ngoài hệ thống cống đập ngăn mặn tại các xã Hội Xuân, Tam Bình, Ngũ Hiệp thì nhà vườn tự gia cố đê bao ngăn mặn, triều cường. 

Là tỉnh cuối nguồn của sông Mekong chịu tác động trực tiếp của nước biển dâng nên công tác ứng phó với hạn mặn ở tỉnh Tiền Giang đang được thực hiện quyết liệt, bằng các giải pháp, kịch bản đã được đưa ra trước đó. Theo Sở NN&PTNT Tiền Giang, nếu mặn xâm nhập sâu sẽ tiến hành làm các đập thép ngăn mặn dã chiến ven sông Tiền thuộc địa bàn huyện Cai Lậy như: sông Ba Rài, Phú An, Trà Tân, để bảo vệ an toàn 84 nghìn ha vườn cây đặc sản, 24 nghìn ha lúa Hè Thu tại các huyện phía Tây; đồng thời triển khai các vòi nước công cộng để cấp nước sạch cho người dân vùng Gò Công, cù lao Tân Phú Đông như các năm trước. 

Ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long vừa thông báo cho biết sẽ đóng nhiều cống cung cấp nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh do độ mặn đang tăng cao trong mấy ngày qua. Theo số liệu quan trắc những ngày qua độ mặn tại vàm Nàng Âm là 2.3‰ và vàm Vũng Liêm 1.2‰. Do độ mặn vẫn duy trì ở mức cao, ngành nông nghiệp địa phương thông báo vận hành đóng, mở các cống Vũng Liêm, Cái Tôm và cống Nàng Âm từ hôm nay 28/2 đến ngày 5/3. Riêng các ngày 28 và 29/2; ngày 2 và 4/3 cho ra 1 giờ phục vụ lưu thông thủy. Cống Cái Tôm, cống Nàng Âm đóng suốt thời gian này. Ngành nông nghiệp địa phương cho biết sẽ có thông báo sau nếu độ mặn xuống thấp. 

Vĩnh Long là một trong những tỉnh trong khu vực ĐBSCL luôn bị nước mặn tấn công khi mùa khô về. Tuy nhiên hiện nay do hệ thống cống ngăn mặn trữ ngọt của tỉnh cơ bản hoàn chỉnh, khi nước mặn xuất hiện ngành nông nghiệp sẽ vận hành hệ thống công đập này để bảo vệ cây trồng vật nuôi trên địa bàn tỉnh. Do đó việc theo dõi diễn biến của nước mặn luôn được tỉnh quan tâm hàng đầu trong mùa khô này... 

 

 

Phan Hoài 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline