Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/07/2024 12:07

Tin nóng

Hà Nội cấm nhiều tuyến đường phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bão giật cấp 13 đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn kéo dài

Ứng phó bão số 2: Sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Hơn 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Hàng trăm tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Thứ bảy, 27/07/2024

Chủ động ứng phó triều cường, xâm nhập mặn trong dịp Tết

Thứ bảy, 10/02/2024 06:02

TMO - Hiện các địa phương tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang tích cực chủ động triển khai các giải pháp phòng chống, ứng phó triều cường và xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 trùng với kỳ nước triều dâng cao 30 tháng Chạp năm Quý Mão nên khả năng triều cường có thể lên cao bất thường. Đồng thời, độ mặn trên các sông chính của tỉnh có xu hướng tăng dần và dự báo đạt đỉnh trong các ngày 8 - 10/2, sau đó xuống dần cho đến ngày 14/2. Do đó, ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh cần theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình để chủ động ứng phó.

Trên sông Cổ Chiên, tại xã Trung Thành Đông, huyện Vũng Liêm, cách cửa sông khoảng 50 - 52km, độ mặn cao nhất là 3 phần ngàn xuất hiện từ ngày 8 - 10/2, sau đó giảm dần. Trên sông Hậu, tại xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn, cách cửa sông khoảng 60 - 64 km, độ mặn cao nhất là 1,5 phần ngàn, xuất hiện từ ngày 8 - 10/2, sau đó giảm dần.

Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long yêu cầu trong dịp Tết, các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến, phổ biến thông tin về triều cường, nắng nóng, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, nhất là tại điểm có nguy cơ bị sạt lở và đã sạt lở thời gian gần đây. Ngành chức năng, các địa phương tổ chức kiểm tra mực nước và đo độ mặn thường xuyên, vận hành công trình thủy lợi để lấy nước ngọt, trữ nước tối đa vào hệ thống kênh, rạch, mương, ao, hồ phục vụ sản xuất, dân sinh khi độ mặn xuống thấp.

Tỉnh Vĩnh Long triển khai các giải pháp ứng phó với triều cường, xâm nhập mặn trong dịp Tết Nguyên đán. 

Đối với cây trồng vụ Đông Xuân 2023 - 2024, ngành chức năng, các địa phương vận động nhân dân tranh thủ nguồn nước ngọt đảm bảo tưới cho diện tích đã xuống giống; tranh thủ lấy, trữ nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; chủ động phòng, chống, ứng phó ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất và dân sinh. Ngành chức năng, các địa phương kiểm tra, hướng dẫn neo đậu lồng, bè nuôi trồng thủy sản đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn, đồng thời nhắc nhở chủ cơ sở nuôi trồng không di dời lồng, bè vào sát bờ, đề phòng sạt lở bờ sông sau khi triều rút gây thiệt hại về người và tài sản.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức đoàn công tác đến khảo sát, kiểm tra tình hình xâm nhập mặn tại các vị trí cửa sông lớn của tỉnh Hậu Giang, nơi giáp ranh với các tỉnh lân cận. Theo dự báo từ Đài Khí tượng Thủy văn, tình hình khô, hạn, mặn có khả năng diễn biến phức tạp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Để chủ động ứng phó với tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cập nhật thường xuyên, có thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền cơ sở và nhân dân để chủ động ứng phó. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, thường xuyên cử cán bộ kiểm tra nồng độ mặn ngoài sông chính; khi độ mặn đo được lên đến 1,5‰ thì tiến hành vận hành các cống, đập cải tiến có sẵn, đắp các đập thời vụ tại các đầu kênh để ngăn mặn, trữ ngọt, bảo vệ sản xuất, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra. 

Bên cạnh đó, các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm bảo đảm nguồn nước ngọt hợp vệ sinh, phục vụ sinh hoạt của người dân và hoạt động của các bệnh viện, cơ sở y tế, trường học, không để xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Đối với người dân, trong những ngày Tết, cần thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình xâm nhập mặn, theo dõi các dự báo, khuyến cáo của cơ quan chức năng trên các phương tiện truyền thông, cơ quan thông tấn, báo chí; thường xuyên thăm đồng, vườn cây ăn trái để bảo vệ mùa màng, sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.

Chi cục Thủy lợi Hậu Giang cho biết, trên địa bàn tỉnh có khoảng 120 cống lớn, nhỏ do tỉnh quản lý (chưa kể số cống do cấp huyện quản lý). Ngoài hai trạm quan trắc đo nồng độ mặn tự động trên sông cái Ngan Dừa thuộc xã Lương Nghĩa và xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, trong những ngày Tết, các đội quản lý và vận hành các cống đã phân công người túc trực, theo dõi, đo nồng độ mặn để cập nhật, báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Qua đó, nhằm đảm bảo việc cung cấp đầy đủ thông tin về nồng độ mặn, diễn biến xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh và từng địa phương cho người dân biết để chủ động giải pháp bảo vệ mùa màng, thủy sản, cây ăn trái trong và sau Tết Nguyên đán.

Tại Bến Tre, hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2023 - 2024 dự báo sẽ đến sớm và gay gắt nên tỉnh đã xây dựng kế hoạch, tập trung ứng phó ngay từ cuối mùa mưa. 

Hiện tại, các ngành và địa phương trong tỉnh Bến Tre đang tích cực chủ động triển khai các giải pháp phòng chống, ứng phó triều cường và xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bến Tre, trên các triền sông và kênh rạch trong tỉnh, mực nước đỉnh triều cao nhất xuất hiện trong các ngày 10 - 12/2/2024; khả năng gây ngập từ ngày 9 - 14/2/2024 (nhằm 30 tháng Chạp đến ngày 5 tháng Giêng Âm lịch).

Do đó, các địa phương cần có kế hoạch gia cố bảo vệ hệ thống đê bao, chủ động đối phó với tình hình ngập úng, sạt lở, xâm nhập mặn do triều cường kết hợp gió Đông Bắc và các tác nhân khác. Đặc biệt, các khu vực trong đê bao nhưng cống mở, các khu vực nội vườn, nội đồng không có cống do chênh lệch giữa hai đỉnh triều chiều và sáng với nước ròng (chân triều) đêm rất nhỏ, gây nên hiện tượng nước lớn trong thời gian dài giữa hai đỉnh triều. Các khu vực trũng thấp, khu vực đê bao yếu, ngoài đê bao; khu vực các cồn, cù lao, vùng ven sông, rạch, ven biển.

Riêng xâm nhập mặn trên các sông chính tăng theo các đỉnh triều, tăng dần từ ngày 8 - 10/2/2024. Độ mặn 4‰ xâm nhập đến ấp 6, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, cách cửa sông 44,6 km; độ mặn 1‰ xâm nhập đến ấp An Mỹ, xã An Khánh, huyện Châu Thành, cách cửa sông 52,5 km. Trên sông Hàm Luông, độ mặn 4‰ xâm nhập đến ấp  Tiên Đông Vàm, xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành; ấp Tân Thông 5, xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, cách cửa sông 59 km. Trên sông Cổ Chiên độ mặn 4‰ xâm nhập đến ấp Phú Hòa, xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, cách cửa sông 58,5 km.

Trước tình hình trên, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bến Tre khuyến cáo các địa phương cách cửa sông từ 5 2- 76 km trở xuống nên theo dõi và kiểm tra độ mặn khi vận hành cống và sử dụng nước sông trực tiếp. Người dân và các địa phương cần chủ động theo dõi, cập nhật bản tin Khí tượng thủy văn và xâm nhập mặn trong thời gian tới.

Tại Bến Tre, hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2023 - 2024 dự báo sẽ đến sớm và gay gắt nên tỉnh đã xây dựng kế hoạch, tập trung ứng phó ngay từ cuối mùa mưa; trong đó, ngoài các giải pháp công trình, phi công trình, chính quyền địa phương vận động người dân trữ nước mưa, nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô bằng nhiều hình thức, phương tiện như ống hồ, lu, túi chứa nước, trải bạt trữ nước trong ao mương.

Tỉnh vừa triển khai thực hiện dự án Hạ tầng thiết yếu hỗ trợ phát triển vùng cây ăn trái, hoa kiểng khu vực Mỏ Cày Bắc và huyện Chợ Lách. Dự án bao gồm các hạng mục như: Cống rộng 30m, cầu giao thông và đường dẫn vào cầu, với tổng vốn đầu tư 150 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ giúp ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ tưới tiêu cho khoảng 5.300 ha cây giống, hoa kiểng của hai huyện Mỏ Cày Bắc và Chợ Lách. 

 

 

PV 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline