Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 06:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Chủ động ứng phó lũ kết hợp triều cường, sạt lở trên sông Cửu Long

Thứ sáu, 07/10/2022 13:10

TMO - Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 516/VPTT gửi các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về việc chủ động ứng phó lũ kết hợp triều cường, sạt lở trên sông Cửu Long.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng lũ thượng nguồn kết hợp với kỳ triều cường, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên và sẽ đạt đỉnh từ ngày 10 - 13/10. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, ven sông tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An. 

Cụ thể, từ ngày 10 đến 13/10, mực nước trên sông Tiền tại trạm Tân Châu khả năng lên mức 3,7m (trên báo động 1 là 0,2m), cao hơn đỉnh lũ năm 2021 khoảng 0,9m. Trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc khả năng lên mức 3,3m (trên báo động 1 là 0,3m), cao hơn đỉnh lũ năm 2021 khoảng 0,7m.

Lũ kết hợp với triều cường dâng cao khiến các vùng trũng thấp, ven sông, ngoài đê nguy cơ ngập lụt cao  

Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông, vùng ngoài đê bao của thị xã Tân Châu, thành phố Châu Đốc, huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú, bờ bắc kênh Vĩnh Tế (tỉnh An Giang);  thành phố Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp); huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Tân Thạnh (tỉnh Long An). Đề phòng tình trạng sạt lở bờ bao, đê bao yếu tại các vùng xảy ra ngập lụt. 

Từ ngày 11 đến 13/10, do ảnh hưởng của lũ đầu nguồn Cửu Long và triều cường, mực nước các trạm hạ nguồn sông Cửu Long lên mức báo động 2 - báo động 3, có trạm lên trên báo động 3. Nguy cơ xảy ra ngập lụt vùng trũng thấp ven sông, sạt lở bờ bao, đê bao yếu tại các tỉnh thành hạ nguồn sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang. 

Nhận định mùa khô 2022 - 2023 ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Tổng cục Khí tượng thủy văn cho biết trong các tháng cuối năm 2022, lượng mưa ở thượng nguồn sông Mekong và ĐBSCL ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Khả năng xuất hiện các đợt mưa trái mùa ở khu vực Nam Bộ.

Tổng lượng dòng chảy trong những tháng đầu mùa khô 2022 - 2023 từ thượng nguồn sông Mekong về hạ lưu và ĐBSCL ở mức tương đương mọi năm. Xâm nhập mặn ở ĐBSCL ở mức xấp xỉ, hoặc thấp hơn mùa khô năm 2021 - 2022. Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. 

Trước dự báo trên, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai có văn bản số 516/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó lũ kết hợp triều cường và sạt lở trên sông Cửu Long.

Các địa phương tại khu vực ĐBSCL cần theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ và triều cường để chủ động ứng phó. Ảnh: BLA 

Theo đó, các địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ và triều cường, mực nước trên các khu vực cửa sông, kênh rạch; rà soát, xác định các khu vực bị ảnh hưởng ngập úng; kịp thời cập nhật và thông tin đầy đủ các bản tin dự báo, cảnh báo về tình hình lũ và triều cường để các cơ quan, đơn vị, nhân dân biết và chủ động phòng tránh. 

Tổ chức kiểm tra, gia cố hệ thống đê bao, bờ bao, cống, bọng, chuẩn bị lực lượng, phương tiện bơm, tát nước để sẵn sàng triển khai ứng phó tại chỗ bảo đảm an toàn cho lúa, hoa màu, các khu vực trồng cây ăn trái, diện tích nuôi trồng thủy sản.

Cắm biển báo, hướng dẫn giao thông tại các khu vực bị ngập, nhất là đoạn đường, tuyến phố khu dân cư thường xuyên bị ngập sâu và vị trí có nguy cơ sạt lở sau khi nước rút; bố trí lực lượng, phương tiện tại những khu vực trọng điểm về ngập úng để kịp thời tiêu thoát nước, sẵn sàng giải tỏa ách tắc giao thông. 

 

 

Minh Thu 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline